3 lý do thuận lợi cho các DN kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam phát triển,ÔngLêDoãnHợplýdođểkinhdoanhviễnthôngthuậnlợhang hai y theo ông Lê Doãn Hợp, đó là:Thứ nhất,nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc rất lớn, ngày càng nhiều và chắt lọc hơn; thứ hai,dịch vụ liên quan đến viễn thông đã phát triển đa dạng hơn giúp con người hợp tác, chia sẻ và học hỏi dễ dàng hơn; thứ ba,xu hướng liên kết hợp tác trong nước và quốc tế đòi hỏi ngành Viễn thông phải hội nhập. Có thể nói hiện nay, 3 nhà mạng Viettel, Mobi Fone và VinaPhone đang phát triển tốt. Tuy nhiên, ông Lê Doãn Hợp chỉ ra, ở một quốc gia có nhiều DN hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng sẽ có cạnh tranh và phân loại. Vấn đề đặt ra là cơ quan quản lý Nhà nước phải có biện pháp để ngăn chặn xu hướng độc quyền và lãng phí trong kinh doanh. "Với Việt Nam, tôi nghĩ chỉ cần có 3 đến 4 DN viễn thông hoạt động hiệu quả. Xu hướng này đã và đang hình thành rất rõ trong những năm qua, đáp ứng tiêu chí chống độc quyền và lãng phí trong kinh doanh"- ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh. Thị trường ngành viễn thông hiện nay bao gồm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó có hai loại dịch vụ viễn thông chính là dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ Internet. Trong giai đoạn vừa qua, do có sự cạnh tranh cao giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà thị trường và khách hàng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đưa giá dịch vụ viễn thông di động, Internet băng rộng về mức tương đương và thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông Lê Doãn Hợp khuyến cáo, các DN kinh doanh lĩnh vực viễn thông cần phải có những chuyển biến tích cực, đẩy mạnh mở rộng, đa dạng hóa loại hình nhằm phát triển phù hợp với nền kinh tế hội nhập toàn cầu. "Bởi lẽ hội nhập sẽ tạo luật chơi bình đẳng cho các DN. Do vậy, các DN có tiềm lực lớn thì phải vừa cạnh tranh vừa dìu dắt các DN khác. Cần chống liên kết theo kiểu nâng hạ giá quyền lực kinh doanh ảnh hưởng các DN khác. Nếu tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng thì DN mạnh vươn lên còn DN yếu sẽ bị loại thải"- ông Lê Doãn Hợp nói. Ông Lê Doãn Hợp cũng ghi nhận sự nỗ lực tham gia hội nhập của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong đó, phải kể đến việc Bộ Thông tin và Truyền thông đã lựa chọn năm 2015 là thời điểm thích hợp để triển khai công nghệ 4G tại Việt Nam. Sau 5 năm triển khai (2009), số lượng thuê bao sử dụng mạng 3G tại Việt Nam đã tăng từ 7 triệu thuê bao năm 2009 lến đến gần 29 triệu thuê bao vào tháng 1-2015, chiếm gần 1/3 tổng dân số và đang tiếp tục gia tăng một cách mạnh mẽ. Hiện nay, công nghệ 3G đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành và các vùng biên giới hải đảo. Do vậy, tiến tới công nghệ 4G thay thế 3G là bước đi phù hợp với sự phát triển công nghệ thế giới. Tuy nhiên, ông Lê Doãn Hợp chỉ ra những bất lợi của ngành viễn thông như: Đi sau so với thế giới nhưng hạ tầng không đồng bộ, mỗi DN làm mỗi kiểu vừa lãng phí vừa không hiệu quả; sự trùng lặp đầu tư mạng lưới giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gây lãng phí. Vì vậy, cần tạo cơ chế để khuyến khích các DN vừa hợp tác vừa cạnh tranh. |