Sau 3 ngày tạm dừng,ọcviêncainghiệnbịđạibàngđánhchếtvìkhôngchịucúiđầkết quả bóng đá cúp nga ngày 29/4, TAND TP.HCM mở lại phiên xét xử sơ thẩm lần 2 đối với bị cáo Thái Ngọc Dũng (43 tuổi, quê ở Bình Dương); Phan Văn Tiến (41 tuổi, ở Hóc Môn) và 4 đồng phạm về tội “Giết người”.
Trước đó, cuối tháng 7/2017, tại phiên sơ thẩm lần 1, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Dũng và Tiến mỗi bị cáo 14 năm tù, các đồng phạm còn lại 5 tới 10 năm tù cùng về tội “Cố ý gây thương tích”.
Sau đó, tại phiên phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM đã hủy Bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Quá trình điều tra bổ sung, Viện KSND TP.HCM đổi tội danh đối với các bị cáo từ 'Cố ý gây thương tích' sang tội 'Giết người'.
Theo truy tố, ngày 4/4/2015, UBND phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM ra quyết định đưa Trần Vũ Nam (quê Nam Định) là đối tượng nghiện ma túy vào Cơ sở xã hội Nhị Xuân để quản lý, cắt cơn cai nghiện tập trung.
Sáng ngày10/4/2015, Nam được chuyển sang Khu phục hồi sức khỏe 1 để theo dõi. Các cán bộ phụ trách đưa Nam và học viên Phạm Văn Thao vào phòng số 8 Khu Phục hồi sức khỏe 1. Trong phòng lúc này có 23 học viên, được chia làm 3 mâm (cách chia thứ bậc trong phòng).
Trong đó, mâm 1 là những đối tượng có quyền hành trong phòng gồm: Thái Ngọc Dũng (tự xưng là trưởng phòng), Lê Tấn Tài, Hồ Hoài Mỹ, Nguyễn Ngọc Quý, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Truyền; mâm 2 đứng đầu là Phan Văn Tiến. Theo luật ngầm tại đây, khi cán bộ mở cửa phòng chỉ có học viên mâm 1 được nhìn ra, mâm 2 và mâm 3 phải đứng quay mặt vào tường.
Nam và Thao vào phòng liền bị "đại bàng" Thái Ngọc Dũng đánh, bắt cúi đầu xuống. Thao tuân lệnh nên được tha, riêng Nam phản ứng nên bị Mỹ, Tiến xông vào đánh, đá dồn vào góc tường khiến Nam bị té ngã vào xô nước tiểu gần nhà vệ sinh.
Bực tức, Nam cự cãi lại “đại bàng” và nhóm đàn em nên bị Tiến, Mỹ cùng Dũng, Tuấn, Quý, Truyền xông vào đánh hội đồng. Thấy Nam bất tỉnh, bọn chúng liền dội nước cho tỉnh rồi tiếp tục đánh. Đến lần ngất xỉu thứ 2, Nam mới được tha.
Khi cả phòng đi ăn cơm trưa thì Nam không ăn vì mệt, thở dốc và chết trước khi được đưa đến bệnh viện, do chấn thương sọ não.
Tại phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội.
Xét thấy, bị cáo Dũng là người tổ chức, các bị cáo còn lại là người thực hành, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Các bị cáo Tiến, Truyền và Quý có tiền án chưa xoá án tích, thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Về ý kiến của đại diện bị hại và các luật sư về việc xem xét trách nhiệm của các cán bộ tại cơ sở Nhị Xuân thiếu trách nhiệm dẫn đến học viên trại cai nghiện bị đánh chết, HĐXX cho rằng, quá trình xét xử, TAND TP.HCM đã từng trả hồ sơ để làm rõ.
Tuy nhiên, CQĐT và Viện KSND TP.HCM trả lời chưa đủ căn cứ cho rằng các cán bộ này thiếu trách nhiệm. Do giới hạn việc xét xử, HĐXX không xem xét trách nhiệm cán bộ tại tại cơ sở Nhị Xuân trong vụ án này.
Theo HĐXX các quy định của Cơ sở Nhị Xuân tại thời điểm xảy ra vụ án, chưa quy định cụ thể trách nhiệm từng cá nhân quản giáo. Thông qua vụ án này, HĐXX kiến nghị Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, các cơ sở cai nghiện khác phải nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể, rõ ràng, quy định trách nhiệm rõ ràng từng cá nhân cán bộ giáo dưỡng, quản lý trại cũng như tăng cường quản lý học viên cai nghiện trách trường hợp như vụ án xảy ra.
Vì các lẽ trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Dũng 18 năm tù, bị cáo Tiến 16 năm; các bị cáo khác cũng phải lãnh từ 13 đến 16 năm tù.
Thanh Phương