【kết qua bong đa】Nghị định 18/2021/NĐ
Trao đổi với phóng viên,ịđịnhNĐkết qua bong đa ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhấn mạnh: Nghị định 18/2021/NĐ-CP góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đảm bảo phát huy được hiệu quả của chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp vui mừng và phấn khởi trước những nội dung quy định rất cụ thể, minh bạch, tiến bộ trong nghị định này.
PV: Thưa ông, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2021/NĐ-CP (Nghị định 18) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ông đánh giá như thế nào về nghị định này, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vừa tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn?
Ông Tô Hoài Nam: Nghị định 18 với nội dung hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn đã khắc phục được những hạn chế và bất cập cũng như những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quá trình thi hành Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Ông Tô Hoài Nam |
Thực tế cho thấy, bối cảnh mới hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức kinh doanh của doanh nghiệp (DN) cũng như cách thức quản lý của cơ quan nhà nước. Vì vậy, với những quy định gắn với thực tế, Nghị định 18 thỏa mãn được những đòi hỏi trước tình hình mới, thông qua đó sẽ tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu của DN.
Đáng chú ý, đáp ứng yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Nghị định 18 có những điều khoản góp phần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản về hồ sơ, trình tự thủ tục minh bạch, công khai và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để vừa tăng cường thu hút đầu tư FDI, vừa tạo thuận lợi cho DN thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu với giá trị tăng cao, tận dụng hiệu quả hơn các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
Hơn thế nữa, Nghị định 18 không chỉ mang lại lợi ích của DN mà còn mang lại cả lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động XNK trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sôi động và phức tạp hơn.
Cần nói thêm, đây là quyết tâm rất “đặc biệt” bởi bối cảnh ra đời của nghị định ở trong giai đoạn kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động nhanh, nhiều chiều và khó đoán định, thương mại toàn cầu giảm sút. Có lẽ tính toán có tính chiến lược này, đặt trong tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực, nếu so sánh với bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, sụt giảm. Vì thế có thể nói đây là một tính toán về việc lựa chọn thời điểm “đặc biệt”.
PV: Vậy ông đánh giá cao những điểm mới nào trong NĐ18 và những quy định đó sẽ tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất - xuất nhập khẩu của DN nước ta trong thời gian tới?
Ông Tô Hoài Nam: Nghị định 18 ra đời với mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thuế xuất nhập khẩu, quy định chính sách thuế bao quát được sự phát triển đa dạng trên thực tế của các loại hình và của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
Một trong những điểm mới được cộng đồng DN đánh giá cao tại Nghị định 18 đó là quy định miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. Trước đây, việc thực hiện miễn thuế theo điều ước quốc tế cho DN phải liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, khiến cho thủ tục nhập khẩu hàng hóa của DN bị kéo dài, không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến độ thi công của dự án mà còn làm DN để lỡ nhiều cơ hội phát triển.
Rõ ràng, yếu tố bất cập nêu trên đã được khắc phục tương đối triệt để trong Nghị định 18. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm: chủng loại, định lượng hàng hóa được quy định tại điều ước quốc tế; văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế.
Bên cạnh đó, trong khi thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP, nhiều DN phản ánh đã gặp khá nhiều vướng mắc. Đến Nghị định 18, các quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết và phù hợp hơn về áp dụng thuế suất với hàng hóa tại chỗ cho từng trường hợp; bổ sung nhằm làm rõ quy định sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế… Từ đó, DN có thể dễ dàng đối chiếu thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, theo các DN, quy định từ ngày 25/4 không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế; hàng hóa không phải nộp thuế xuất nhập khẩu…cũng là điểm thuận lợi hỗ trợ DN trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
PV: Thưa ông, Nghị định 18 có hiệu lực từ ngày 25/4/2021 với quãng thời gian chuẩn bị không dài. Vậy để chính sách đi vào cuộc sống, hạn chế những vướng mắc, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, theo ông, cơ quan quản lý cần có giải pháp như thế nào và hiệp hội sẽ có những động thái gì để hỗ trợ DN?
Ông Tô Hoài Nam: Tất nhiên chúng ta cần nhìn nhận trên bình diện chung là bên cạnh những thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu vẫn cần một số yếu tố phải giải quyết. Ví dụ như: các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp (nông thuỷ sản) còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường có yêu cầu cao về chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam đang chuyển mạnh sang áp dụng nhiều hình thức mới về phòng vệ thương mại. Công nghiệp hỗ trợ vẫn là nội dung cần phải hoàn thiện phát triển để đáp ứng được chuẩn về chất lượng và quy mô sản xuất, điều này buộc cơ quan quản lý nhà nước phải vận dụng Nghị định 18 hết sức linh hoạt, chủ động để không bị cản trở các quy định khác về hỗ trợ phát triển các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chiến lược.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nên nhanh chóng phổ biến về nội dung, nhất là những điểm mới quan trọng trong Nghị định 18 đến các đơn vị thực thi cũng như DN thông qua công tác tuyên truyền, các hội nghị trực tuyến...
Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tuyên truyền giúp các DN thành viên nắm rõ nội dung và giải đáp thắc mắc, tháo gỡ vướng mắc để DN hiểu, hưởng ứng nhằm thực thi Nghị định 18 đạt hiệu quả cao nhất trên thực tế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tính toán chiến lược trong thời điểm “đặc biệt” Nghị định 18/2021/NĐ-CP không chỉ mang lại lợi ích của doanh nghiệp mà còn mang lại cả lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sôi động và phức tạp hơn. Cần nói thêm, đây là quyết tâm rất “đặc biệt” bởi bối cảnh ra đời của nghị định ở trong giai đoạn kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động nhanh, nhiều chiều và khó đoán định, thương mại toàn cầu giảm sút. Có lẽ tính toán có tính chiến lược này, đặt trong tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực, nếu so sánh với bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, sụt giảm. Vì thế có thể nói đây là một tính toán về việc lựa chọn thời điểm “đặc biệt”. |
Tố Uyên (thực hiện)