发布时间:2025-01-27 17:12:17 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên,ăngnhậpkhíthiênnhiênhóalỏngđểgiảmquotcơnkhátkhíkết quả venados đạt khoảng 18 tỷ m3 vào 2030 | |
Kinh doanh khí vẫn “bát nháo” khi khuôn khổ pháp lý còn lỏng lẻo |
Toàn cảnh diễn đàn |
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) hàng năm ở Việt Nam khoảng 2-2,2 triệu tấn, song chủ yếu phục vụ nhu cầu dân dụng và thương mại. Trong đó, nguồn nhập khẩu khoảng 1-1,2 triệu tấn/năm.
Đáng chú ý, sản lượng khai thác hàng năm đang suy giảm, trong khi nhu cầu sử dụng khí tăng cao. Hiện nay, tồn tại không ít khó khăn trong việc tìm kiếm, thăm dò, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho kinh tế -xã hội. Do vậy, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khí trong thời gian tới là sẽ phải duy trì ổn định nguồn cung cấp khí hiện có, đồng thời nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Phát biểu tại "Diễn đàn phát triển thị trường khí Việt Nam: Xây dựng thị trường khí Việt Nam cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả" tổ chức ngày 25/8, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam đánh giá, nguồn cung khí nội địa đang suy giảm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao. Xu thế nhập khẩu LNG là tất yếu để phục vụ nhu cầu của thị trường.
Khách hàng điện và công nghiệp đang có xu hướng chuyển từ tiêu thụ khí nội địa sang khí nhập khẩu khi nguồn cung cho sản xuất LPG trong nước có xu hướng giảm.
Đại diện Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, kế hoạch phát triển công nghiệp khí trong thời gian tới là phấn đấu đáp ứng 70% thị phần LPG toàn quốc; mở rộng các hoạt động tìm kiếm và thăm dò để cung cấp thêm trữ lượng, sản lượng khai thác ở các khu vực tiềm năng, sâu và xa bờ.
Bên cạnh đó, kế hoạch còn là phát triển công nghiệp khí đốt; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ hết LNG; đảm bảo khả năng nhập khẩu 8 tỷ m3 LNG vào năm 2030 và 15 tỷ m3 vào năm 2045.
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, hệ thống kho chứa khí với 54 kho đầu mối và tuyến sau trải dài khắp 3 miền đất nước đã đảm bảo kênh phân phối khí LPG (sản xuất từ lọc dầu, chủ yếu dùng trong gia đình) hoạt động trơn tru, không bị đứt gãy nguồn cung khi xảy ra các sự cố cục bộ, khách quan.
Song hiện nay, LPG được sử dụng chủ yếu cho dân dụng, các ứng dụng từ sản phẩm LPG còn thấp. Do vậy, sản lượng tiêu thụ rất thấp, dẫn đến quy mô hệ thống kho cảng LPG chủ yếu là kho cảng nhỏ, năng lực nhập hàng hạn chế.
Còn với LNG, công nghệ và thiết bị phức tạp, còn mới, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng và vận hành. Tàu vận tải khí LNG thông thường có dung tích lớn, đòi hỏi phải có các cảng nước sâu để tiếp nhận tàu. Đây là khó khăn khi xây dựng kho LNG tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc xây dựng mới các tuyến ống dẫn khí từ kho LNG đến các khách hàng công nghiệp và dân dụng cũng gặp nhiều khó khăn về quy hoạch do thiếu đồng bộ khi các khu công nghiệp được quy hoạch chưa tính đến dành hành lang tuyến cho ống dẫn khí đốt.
Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khí trong nước, ở góc độ cơ sở hạ tầng, cần có định hướng mở rộng và xây mới kho chứa khí LPG từ lọc dầu để nhập khẩu đủ nhu cầu phát triển các nhà máy công nghiệp và các khách hàng. Cùng với đó là xây mới và mở rộng kho khí LNG hiện có, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các dự án điện khí, các khách hàng công nghiệp.
Nhìn chung, việc xây dựng các đinh hướng phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng khí Việt Nam khả thi, có hiệu quả chịu ảnh hưởng bởi nhiều định hướng phát triển, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác như: quy hoạch sử dụng đất, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, khả năng thu hút huy động vốn của nhà đầu tư...
“Do vậy, cần có sự phối hợp, chung tay của nhều bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp”, ông Giang nhấn mạnh.
相关文章
随便看看