【tỉ số cup c1】Tồn kho "chất đống", mía đường lao đao
Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: Nguồn cung đường thế giới đang dư thừa. Tính đến ngày 1/3, theo Tổ chức Đường thế giới: Sản lượng đường niên vụ 2017 - 2018 là 179,4 triệu tấn, cao hơn 11,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, tình cảnh trong nước cũng chẳng mấy khả quan khi lượng đường tồn kho từ năm 2017 khá lớn, còn trên 314.000 tấn, thêm vào đó là niên vụ mới đang sản xuất.
Điều đáng nói là, hiện giá thành sản xuất đường của Việt Nam vẫn cao hơn hẳn các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Cụ thể như, giá thành đường của Việt Nam khoảng 50 USD/tấn. Trong khi đó, con số này ở các nước Brazil, Thái Lan lần lượt là 16 USD/tấn và 30 USD/tấn…
Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy: Hiện nay, cả nước có 41 nhà máy chế biến mía đường, quy mô sản xuất mức nhỏ và vừa là phổ biến. Chỉ có 8/38 nhà máy có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn mía/ngày. Trong khi đó, thông thường một nhà máy phải có công suất từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên mới đạt được lợi thế về quy mô.
Một số chuyên gia nhìn nhận, nguyên nhân mấu chốt khiến giá đường Việt Nam cao, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng là bởi giá mía nguyên liệu còn cao. Trong khi giá nguyên liệu mía thường chiếm tới 70-80% giá thành đường.
Trên thực tế, khó khăn của ngành mía đường không phải câu chuyện gì mới mẻ. Suốt thời gian qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã không ít lần gửi văn bản kiến nghị, “kêu cứu” đến Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT.
Vấn đề chủ yếu xoay quanh câu chuyện kiến nghị không gia hạn cho các giấy phép tạm nhập tái xuất đường đã hết hạn hay kiến nghị lùi thời gian thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng đường...
Tuy nhiên xoay quanh vấn đề này, một số chuyên gia nêu quan điểm: Không phải mọi doanh nghiệp mía đường đều khó khăn. Thực tế, đã có một số đơn vị như Tập đoàn Thành Thành Công, Công ty CP Đường Quảng Ngãi… đổi thay và gặt hái thành công. Cách mà các doanh nghiệp này triển khai là chủ động liên hệ với bà con nông dân cũng như liên kết với nước ngoài để nâng cao năng lực chế biến, nâng cao chất lượng giống, đa dạng hóa sản phẩm,…
Về điều này, ông Toản cũng cho rằng: “Các doanh nghiệp phải tự vực mình dậy, không thể chỉ trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước”.
Còn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn: Câu chuyện đặt ra là có nên bảo hộ ngành mía đường theo đề nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam hay nên để một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phá sản?
“Việt Nam đang có 300.000 ha trồng mía, trong thời tới sẽ duy trì như thế nào? Nếu hỗ trợ thì hỗ trợ ngành này ra sao vì không thể cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng, không thể đánh thuế sai với cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại,… Đây là những vấn đề rất lớn. Chúng tôi cũng đang lắng nghe ý kiến từ các địa phương, các nhà khoa học… để có hướng đi đúng”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
相关推荐
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Thi THPT quốc gia
- Phát huy sức mạnh đoàn kết bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
- Trường ca 'Lũ'
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Công bố cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của 17 môn học
- Cảnh báo ngập lụt khu vực TP. Cà Mau
- Bộ đội biên phòng bám dân giữ biển