【ban xep han ngoai han anh】Liên kết vùng, tái khởi động ngành hàng cá tra sau dịch

Tổng Cục Thủy sản cho biết,ênkếtvùngtáikhởiđộngngànhhàngcátrasaudịban xep han ngoai han anh dù ngành hàng cá tra bắt đầu hồi phục trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng từ tháng 7 đến nay, ngành hàng đã đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lần thứ 4. Giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nên đã tác động lớn đến chuỗi cung cá tra xuất khẩu.

Tính đến ngày 15/9/2021, diện tích thả nuôi cá tra toàn vùng mới đạt 3.516 ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020). Riêng trong 2 tháng giãn cách xã hội (tháng 7, 8) diện tích thả nuôi cá tra giảm khoảng 50 - 55% so với các tháng trước khi thực hiện giãn cách xã hội. Sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt 932 nghìn tấn (bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2020). Đặc biệt nửa đầu tháng 9/2021, sản lượng thu hoạch giảm 77% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, đến cuối tháng 7/2021 đã có 120/449 cơ sở ngừng sản xuất (27,6%) và đến đầu tháng 9/2021 đã có 176/449 cơ sở ngừng sản xuất (39,2%) do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện 3 tại chỗ. 

Chế biến cá tra xuất khẩu

Theo thống kê, hiện có 106 nhà máy chế biến cá tra có đăng ký xuất khẩu tại 5 tỉnh với số lao động ước khoảng 190 ngàn người. Tính đến đầu tháng 9 có 52/106 nhà máy chế biến cá tra tại 5 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long phải tạm dừng hoạt động (chiếm tỷ lệ 49%), số lao động phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng trên 70%.

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,054 tỷ USD, bằng 106,2% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng tháng 8 vừa qua kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 85 triệu USD giảm 31% so với tháng 7/2021. Cụ thể:

Tại Đồng Tháp - tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất khu vực, hiện còn khoảng hơn 104.000 tấn đến kỳ thu hoạch, trong đó sản lượng cá quá size (cỡ cá >1,1kg/con) khoảng 63.789 tấn. Một số cơ sở sản xuất giống, ươm dưỡng cá tra trên địa bàn tỉnh tạm ngưng hoạt động trên 2 tháng, có khả năng dẫn đến thiếu con giống cá tra cục bộ, một khi thả giống đồng loạt sau thời gian giãn cách xã hội.. 

Tại tỉnh Hậu Giang, từ tháng 7 đến nay, nhiều hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh không bán được cá do không có doanh nghiệptrong và ngoài tỉnh thu mua vì tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Bên cạnh đó, giá thức ăn viên công nghiệp tăng từ 15-20%, trong khi giá bán cá tra thương phẩm lại ở mức thấp. Mặt khác, tuy người nuôi cá tra có đăng ký bán cá trên một số sàn thương mại điện tử nhưng không có người liên hệ thu mua. Hiện hầu hết nhà máy thủy sản tỉnh này đã đóng cửa do không đáp ứng được “3 tại chỗ”, thiếu công nhân, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

TP. Cần Thơ hiện đang có 38.500 tấn cá tra đang quá lứa, để thu hoạch số cá này cần lực lượng chuyên dụng 40-50 người, được di chuyển giữa các vùng, các địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ với Cần Thơ mà là khó khăn chung của 6 tỉnh nuôi cá tra đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT- TTg của Chính phủ…

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết thêm, hiện chỉ ưu tiên vaccine cho công nhân nhà máy chế biến mà chưa ưu tiên cho nhân công vùng nguyên liệu thì làm sao người dân có thể đi thu hoạch để phục vụ chế biến, trong khi đội thu hoạch cá tra phải cần đến 40 - 50 người. Nếu không tiêm cho cả lực lượng này thì khó có thể tổ chức lại sản xuất.

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn - đơn vị dẫn dầu vùng về xuất khẩu cá tra cho biết thêm, nếu cứ kéo dài sản xuất "3 tại chỗ", doanh nghiệp sẽ không thể chịu nổi vì chi phí sản xuất tăng. Đặc biệt, trong bối cảnh doanh nghiệp muốn khôi phục tăng sản lượng chế biến để đáp ứng các đơn hàng nên đang cần gọi lại những công nhân đã tạm nghỉ việc quay trở lại nhà máy làm việc. Tuy nhiên, một số địa phương áp dụng giãn cách thái quá, khiến công nhân không thể đến nhà máy làm việc và đi thu hoạch thủy sản. Các địa phương cần thống nhất các biện pháp đi lại, và cho phép thành lập các tổ, đội thu hoạch cá chuyên nghiệp có thể di chuyển qua các địa phương trong điều kiện đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Vasep, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trên 50% số nhà máy chế biến khu vực phía Nam đã dừng hoạt động hoàn toàn hơn tháng nay. Số doanh nghiệp còn lại thì chỉ duy trì công suất được khoảng 30-40%, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thế giới đang tăng trở lại.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam, một số khâu sản xuất của ngành không đủ nhân lực tham gia do người lao động không muốn tham gia sợ nhiễm bệnh, người tham gia được lại không đủ điều kiện về y tế như chưa được tiêm vaccine cũng là thử thách cho ngành.

Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết trong thời gian qua ngành hàng cá tra là một trong những ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, nay là “4 tại chỗ”, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ngành hàng chế biến thủy sản (cá tra) được ưu tiên vắc-xin, đạt tỷ lệ cao. Nhưng ông Phong cũng cho rằng, để có thể phát triển thích ứng trong giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp chế biến cá tra cũng cần bố trí điều chỉnh lại hoạt động của mình để thích ứng trong tình hình mới…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các địa phương đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có Covid-19” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 để thực hiện vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Để phục hồi và phát triển ngành hàng thủy sản và nông sản nói chung, 13 tỉnh ĐBSCL cần liên kết thành một thực thể chung, trong đó các doanh nghiệp cũng cần chủ động kết nối lại, cùng nhau vượt khó để có thể cùng nhau đi xa. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thể hiện vai trò điều phối, kết nối 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long trong việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ ngành hàng cá tra của các tỉnh phát triển, sau ngành hàng cá tra. Tới dây, Bộ ông nghiệp và Phát triển Nông thônsẽ hỗ trợ các tỉnh phát triển các chuỗi ngành hàng còn lại như: lúa gạo, cây ăn trái, thủy sản theo chiều sâu với các giải pháp cụ thể thích ứng trong tình hình mới.

Nhà cái uy tín
上一篇:Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
下一篇:Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm