您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【guadalajara chivas vs】Sức sống từ Câu lạc bộ đờn ca tài tử Đồng Phú

Ngoại Hạng Anh896人已围观

简介Anh Nguyễn Minh Thuận (1968), Chủ nhiệm CLB đờn ca tài t&# ...

Anh Nguyễn Minh Thuận (1968),ứcsốngtừCacirculạcbộđờncatagraveitửĐồguadalajara chivas vs Chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử huyện Đồng Phú sinh ra trong gia đình có truyền thống đờn ca tài tử tại tỉnh Cà Mau, bà nội là nghệ nhân đờn ca tài tử, ba anh là diễn viên đoàn văn công huyện Đầm Dơi. Gia đình anh có 6 anh em, 4 trai, 2 gái, ai cũng biết hát cải lương, đờn ca tài tử... Năm 1993, anh cùng gia đình từ Cà Mau lên Bình Phước lập nghiệp. Trên quê hương mới, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng tình yêu đối với nghệ thuật không bao giờ tắt. Lúc rảnh rỗi, những thành viên trong gia đình lại quây quần đàn ca vài bài vọng cổ.

Một buổi sinh hoạt của CLB đờn ca tài tử Đồng Phú

Năm 2006, CLB đờn ca tài tử xã Tân Phước được thành lập gồm 16 thành viên, quy tụ những người đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử, riêng gia đình anh Thuận có 7 người tham gia. Đến năm 2011, Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện mở rộng và thành lập CLB đờn ca tài tử huyện gồm 21 thành viên là các hạt nhân trong huyện. Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng mỗi người đều hăng say tập luyện để lời ca, tiếng hát thêm mượt mà. Trong CLB, có thành viên chỉ biết chơi nhạc cụ, có người chuyên hát và cũng cả người vừa biết đàn vừa biết hát. Cứ vào chủ nhật hằng tuần, các thành viên lại tập trung tại nhà anh Thuận để tập hát, múa và trao đổi về kỹ thuật đờn, ca.

Ông Nguyễn Văn Tá (ba anh Thuận) là người hướng dẫn kỹ thuật đờn, hát cho biết: Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Sau này có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia CLB đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.

Chị Lê Ngọc Mỹ (1990), thành viên trẻ nhất CLB, cho biết: Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống đờn ca tài tử. Từ nhỏ được nghe ông bà, ba mẹ đờn, cùng chất giọng trời phú nên tôi thường xuyên theo đoàn đi diễn. Để thể hiện tốt một nhạc phẩm không chỉ hát hay, đúng nhịp, đúng lời mà quan trọng là phải nhập tâm thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của bài ca cổ, tài tử.

Ngoài các buổi sinh hoạt định kỳ, CLB còn phục vụ văn nghệ vào dịp lễ, tết, ngày hội lớn của địa phương. Mặc dù không phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp nhưng các thành viên CLB vẫn tự tin cất cao giọng hát qua từng câu hò, điệu lý với tình cảm dạt dào. Không chỉ thể hiện sự phong phú về hình thức, sức hấp dẫn của đờn ca tài tử còn ở nội dung từ chỗ chỉ nhằm nói lên tiếng lòng, giải khuây, chủ đề không ngừng được mở rộng đủ sức diễn đạt mọi góc độ tâm tư, tình cảm của các tầng lớp nhân dân qua nhiều thanh âm, cung bậc khác nhau.

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đồng Phú luôn quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - văn nghệ, tạo điều kiện để các tổ, đội, CLB văn nghệ truyền thống phát triển, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Toàn huyện hiện có 3 CLB văn nghệ trực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện; khoảng 20 tổ, đội, nhóm, CLB văn hóa - văn nghệ truyền thống tại các xã, thị trấn và thôn, ấp trong toàn huyện đã tập hợp nhiều cá nhân có khả năng sáng tác kịch bản, đạo diễn và biểu diễn. Nhiều giọng hát hay, tay đàn giỏi ở khắp thôn, ấp trong huyện đạt giải tại hội thi, hội diễn nghệ thuật cấp huyện và tỉnh. Đặc biệt, năm 2016, CLB đờn ca tài tử huyện Đồng Phú tham gia liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Bình Phước với 6 tiết mục đều đoạt giải.

Khắc Bảy

Tags:

相关文章