【kết quả trận nga】Báo động về việc bạo lực với nhân viên cứu trợ
Bạo lực đối với các nhân viên cứu trợ đến mức “không thể chấp nhận được” đang trở nên phổ biến dẫn đến hệ lụy kép khiến Liên Hiệp Quốc lên tiếng phản đối.
Xe của nhóm cứu trợ World Central Kitchen chỉ còn khung sắt cháy rụi sau vụ không kích chết người. Ảnh: AFP
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) cho biết,độngvềviệcbạolựcvớinhnvincứutrợkết quả trận nga tính đến đầu tháng 8-2024 đã có 176 nhân viên cứu trợ thiệt mạng trên toàn thế giới. Con số này có thể sẽ tăng cao những tháng cuối năm. Nhiều nhân viên cứu trợ sẽ thiệt mạng vì giao tranh ác liệt, thiên tai tàn khốc và dịch bệnh phức tạp.
Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo, cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza có khả năng làm gia tăng số lượng nhân viên cứu trợ tử vong trong năm nay. Bà Joyce Msuya, quyền Giám đốc OCHA, cho biết: “Việc bình thường hóa bạo lực đối với nhân viên cứu trợ và tình trạng thiếu trách nhiệm là không thể chấp nhận được, vô lương tâm và gây tổn hại rất lớn đến các hoạt động cứu trợ ở khắp mọi nơi”.
Tại Somalia, thống kê cho thấy trong năm 2024, đã xảy ra 124 vụ việc ảnh hưởng đến tiếp cận nhân đạo tại Somalia, trong đó có 13 vụ hành hung, quấy rối và đe dọa khiến 12 nhân viên cứu trợ bị thương. Theo LHQ, Somalia hiện đang chứng kiến một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với hàng triệu người phải chịu đựng đau khổ do những tác động ngày càng dữ dội của biến đổi khí hậu, xung đột kéo dài, dịch bệnh và bất ổn kinh tế.
Năm 2024 được dự báo là năm đánh dấu chết chóc lớn nhất trong lịch sử đối với cộng đồng nhân đạo toàn cầu, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo mức độ nghiêm trọng đối với những người làm công tác này.
Trước đó, OCHA, cho biết có 280 nhân viên cứu trợ đã thiệt mạng ở 33 quốc gia trên toàn thế giới vào năm 2023, tăng 137% so với năm 2022 với 118 nhân viên cứu trợ tử vong. Trong đó, có 163 người thiệt mạng ở Gaza trong 3 tháng đầu của cuộc chiến Israel - Hamas, chủ yếu là trong các cuộc không kích.
Nam Sudan, nơi đang bị tàn phá bởi xung đột dân sự và Sudan, quốc gia đang trong cảnh nội chiến giữa quân đội và lực lượng RSF từ tháng 4-2023 là những khu vực có nguy cơ tử vong cao tiếp theo đối với những người làm công tác nhân đạo, với lần lượt 34 và 25 ca tử vong.
Tiếp tục nằm trong danh sách 10 khu vực xung đột gây tử vong cao đối với nhân viên cứu trợ là Israel và Syria với 7 trường hợp mỗi nước; Ethiopia và Ukraine với 6 người mỗi nước; Somalia với 5 nhân viên; Myanmar và Cộng hòa Dân chủ Congo với 4 người mỗi nước.
Sở dĩ lực lượng nhân viên cứu trợ bị thiệt mạng ngày càng nhiều bởi thực tế khách quan và nhiệm vụ đặc biệt của lực lượng này. Họ là lực lượng không có vũ khí tự vệ, không được bảo vệ đúng nghĩa, trang thiết bị đi lại thô sơ nhưng công tác cứu trợ đòi hỏi phải nhanh, kịp thời và cần di chuyển trong môi trường nguy hiểm như giao tranh phức tạp, dịch bệnh hoành hành, thiên tai khốc liệt…Từ đó, họ trở thành mục tiêu tấn công ngoài mong muốn của các bên liên quan.
Hệ lụy kép của các vụ bạo lực nhằm vào lực lượng cứu trợ chính là gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với người trong cuộc, làm chậm hoặc hạn chế các nguồn cứu trợ đến tay người cần...
Trước tình hình trên, Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ Joyce Msuya đề nghị giới chức các nước cần hành động nhằm chấm dứt bạo lực đối với dân thường, cũng như cần có hình phạt thích đáng đối với các vụ tấn công này.
Cùng quan điểm trên, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần phụng sự của các nhân viên cứu trợ nhân đạo nhằm giảm bớt khó khăn và thương tổn cho người dân. Đồng thời yêu cầu ngừng các cuộc tấn công nhằm vào những người này và dân thường. Tuy nhiên, lời kêu gọi này vẫn chưa được thực thi và giao tranh vẫn diễn ra ở nhiều nơi ngày càng gay gắt hơn. Chính yếu tố này đã khiến bài toán về an toàn cho người làm nhiệm vụ cứu trợ vẫn chưa có lời giải.
HN tổng hợp
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/714b798978.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。