当前位置:首页 > Thể thao

【bắt kèo bóng đá】Nông sản bị bỏ trôi sông vẫn là cách… “tối ưu”?!

Bán không được vì giá “bèo”

Trong khi giá nhiều loại nông sản ở miền Bắc và miền Trung lên cao,ôngsảnbịbỏtrôisôngvẫnlàcáchtốiưbắt kèo bóng đá đắt đỏ thì ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại được thả trôi sông vì giá quá thấp, bán không bằng “đổ bỏ”. Nghịch lý này khiến dư luận đặt câu hỏi, vì sao lại có sự lãng phí như vậy, nơi thì không có mà ăn, mua đắt đỏ, nơi thì bỏ đi không hết vì giá quá “bèo”. Và trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương ra sao khi năm nào cũng có hiện tượng như vậy diễn ra.

Trồng nhiều bắp cải

Bắp cải trồng tràn lan, không đúng quy trình khiến sản phẩm ế ẩm. Ảnh minh họa

Trường hợp, người nông dân ở Đồng Tháp, Sóc Trăng thả trôi sông trắng xóa các sản phẩm bắp cải được phản ánh những ngày qua trên phương tiện thông tin đại chúng khiến không ít người sót xa. Theo ông Phan Kim Sa – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, hiện tượng như vậy là có thật và diễn ra từ dịp Tết nguyên đán Nhâm Ngọ đến nay. Giá bắp cải ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) xuống thấp, có ngày 1kg bắp cải loại tốt chỉ bán được từ 800 – 1.000 đồng/kg. Còn lại, những cây có hình thức và chất lượng kém hơn, bán đổ, bán tháo, thậm chí bị đổ bỏ hết vì không ai mua. Không ít hộ nông dân có vài hécta hoặc cả chục hécta bắp cải đành để nở hoa, thuối ruỗng hoặc chặt bỏ trôi sông.

Hiện tượng như vậy không phải đến nay mới có mà trước đó đã diễn ra cả với sản phẩm hành lá và củ cải trắng. Nhiều hộ nông dân lâm vào cảnh khốn cùng vì chi phí sản xuất quá lớn trong khi đến vụ thu hoạch, sản phẩm không bán được phải “quăng” đi.

Trong khi đó, ở thị trường các tỉnh miền Bắc, cụ thể là tại Hà Nội, giá nhiều loại rau, trong đó có bắp cải tăng cao. Điển hình trong tháng 2, giá bắp cải đứng ở mức 8.000 đồng/kg. Tháng 3, giá lên tới 12.000 – 15.000 đồng/kg.

Thả trôi sông là cách “tối ưu”

Ông Phan Kim Sa cho biết, cơ quan chức năng ở địa phương không phải không biết điều đó và cũng rất sót xa cho người nông dân. Tuy nhiên, họ chọn cách làm đổ bỏ là “tối ưu” thay vì mang bán, chi phí vận tải, nhân công quá cao, mà bán không được sẽ càng lỗ hơn.

Nhiều hệ lụy khi nông sản đổ bỏ trôi sông

Nhiều hệ lụy khi nông sản đổ bỏ trôi sông. Ảnh minh họa

Trả lời câu hỏi của PV, vì sao cơ quan chức năng và địa phương không vào cuộc, tìm đầu ra cho sản phẩm khi cả vốn liếng của người dân được đầu tư rồi mang bỏ đi rất lãng phí? Ông Sa cho biết, đã có nhiều chương trình hỗ trợ, tập huấn cho bà con nông dân nhưng thay vì làm bài bản, phù hợp với nhu cầu của thị trường, không ít hộ vẫn trồng tự phát, manh mún và không đảm bảo quy trình chất lượng.

“Chúng tôi đã tập huấn và tư vấn cho bà con nông dân, trồng nông sản phải đảm bảo năng suất, chất lượng. Có kết nối với các siêu thị, trung tâm thương mại bán sản phẩm nhưng vì bà con làm tự phát, không theo quy trình chất lượng nên khi đưa hàng vào các trung tâm phân phối họ không nhận. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, bà con còn dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nên các siêu thị, trung tâm thương mại không dám nhập hàng”, ông Sa nói.

Về vấn đề tại sao địa phương không có kế hoạch thu mua tập trung hoặc tư vấn cho người dân chế biến sản phẩm thành sấy khô, mang muối và bán dần, ông Sa cho rằng, khi hàng không đảm bảo chất lượng thì việc chế biến thành các sản phẩm khác sẽ nguy hại hơn.

Cũng theo ông Sa, khi người nông dân thải bỏ quá nhiều nông sản ra môi trường sẽ tạo nên một hệ lụy khác đối với môi trường khi sản phẩm phân hủy, làm ô nhiễm nguồn nước và không khí. Để giải quyết bài toán này, không chỉ một sớm, một chiều mà cần có sự vào cuộc của nhiều bên.

Nguyễn Nam

分享到: