TheôthươngmạiđiệntửtạiViệtNamsẽtăngvọttrongnăbd bxh mexicoo nghiên cứu của Trung tâm Kinh doanh toàn cầu thuộc Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Còn theo kết quả báo cáo do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện.
Báo cáo cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực rất lớn. Cụ thể, đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỉ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2018 thông qua mạng xã hội tăng 39%, tiếp theo là 32% thông qua website. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% - 200%.
Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2019, hệ thống chuyển mạch NAPAS tăng trưởng 80,2% về tổng số lượng giao dịch và 170,6% về tổng giá trị giao dịch so với năm 2018. Đặc biệt, cơ cấu giao dịch thông qua hệ thống NAPAS có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng (tăng từ 26% năm 2018 lên 48% năm 2019).
Xu hướng này thể hiện rõ sự chuyển dịch thói quen của khách hàng từ việc chi tiêu bằng tiền mặt sang thanh toán qua các kênh ngân hàng điện tử. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2019 đạt từ 100% - 200%.
Ông Nguyễn Thanh Hưng , Chủ tịch VECOM cho biết, các doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi bộ máy tổ chức và hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực, khai thác tốt các nền tảng trực tuyến trong điều hành nội bộ và kết nối với khách hàng. Xu hướng doanh nghiệp bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội ngày càng tăng. Với tốc độ tăng trưởng 15% trong năm 2020, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam có thể sẽ đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD vào năm 2021.