【tỷ le ma cao】Bộ Tài chính công khai giải ngân vốn nhiều dự án trọng điểm quốc gia

7 tháng giải ngân đạt 29,ộTàichínhcôngkhaigiảingânvốnnhiềudựántrọngđiểmquốtỷ le ma cao7% kế hoạch

Hết tháng 7/2024, tỷ lệ giải ngân của các công trình dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), dự án giao thông liên vùng (GTLV) do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023 đạt thấp. Bộ Tài chính vừa có công văn số 8689/BTC-ĐT công khai việc giải ngân của các dự án này.

Tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 bố trí cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và dự án GTLV do địa phương quản lý là 144.937 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng kế hoạch vốn NSNN Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (669.264 tỷ đồng). Trong đó, các dự án quốc gia, trọng điểm ngành GTVT là 112.207,7 tỷ đồng; các dự án GTLV là 32.730,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến hết ngày 31/7/2024, các dự án này mới giải ngân được được 43.507,8 tỷ đồng, đạt 29,7% kế hoạch vốn giao.

Cụ thể, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT giải ngân được 36.362,9 tỷ đồng, đạt 32,4% kế hoạch. Có 4 dự án (dự án thành phần) thuộc Bộ GTVT và dự án do địa phương quản lý có tỷ giải ngân trên 50% kế hoạch. 16 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% kế hoạch (trong đó có 3 dự án giải ngân 0%).

Bộ Tài chính công khai giải ngân vốn nhiều dự án trọng điểm quốc gia
Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang quy mô 2 làn xe đang có tiến độ giải ngân vốn tốt. Ảnh: TL minh họa.

Các dự án GTLV do địa phương quản lý giải ngân 7.144,9 tỷ đồng, đạt 21,8% kế hoạch. 13 dự án có tỷ lệ giải ngân trên 50% kế hoạch. 31 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 15% kế hoạch. Đặc biệt, có 2 dự án giải ngân 0%.

Ngoài ra, theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023, Thủ tướng Chính phủ bổ sung hỗ trợ các địa phương 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng NSTW năm 2023 để thực hiện các dự án sạt lở bờ sông, bờ biển tại 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại quyết định này cũng giao các địa phương chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hoàn thành dự án theo quy định; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng NSTW năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định của pháp luật.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đường cao tốc, dự án liên vùng.., tại các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC năm 2024. Ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có công điện số 26/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC những tháng cuối năm 2024.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến hết tháng 7 vừa qua, các dự án này mới giải ngân được 1.397,75 tỷ đồng, đạt 34,94% kế hoạch vốn NSTW được giao. Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% là: Trà Vinh (trên 78%); Bến Tre (trên 68%); Đồng Thấp (trên 67%), Hậu Giang (trên 525). Thời hạn giải ngân nguồn vốn dự phòng NSTW năm 2023 còn hơn 5 tháng, tuy nhiên còn nhiều địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp, khó có khả năng hoàn thành kế hoạch giải ngân khi kết thúc năm.

Công khai tỷ lệ giải ngân của các dự án

Để Bộ GTVT và các địa phương kịp thời chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024, phấn đấu đạt kết quả trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính công khai giải ngân các công trình, dự án đến ngày 31/7/2024.

Bộ Tài chính công khai giải ngân vốn nhiều dự án trọng điểm quốc gia
Các dự án GTLV đã giúp các địa phương đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế. Ảnh TL minh họa

Cụ thể, Bộ Tài chính công khai tỷ lệ giải ngân của 38 công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT. Đáng chú ý có nhiều dự án, dự án thành phần (TP) có tỷ lệ giải ngân rất thấp hoặc bằng 0% như: Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu – Sơn La 0%; Vành đai 3 – TP. Hồ Chí Minh (dự án TP1- TP. Hồ Chí Minh 7%; dự án TP3 Đồng Nai 9,7%; dự án TP2- TP. Hồ Chí Minh 0,6%; dự án TP8 – Long An 6,4%); Vành đai 4 – Vùng thủ đô Hà Nội (dự án TP1.3 – Bắc Ninh 3%; dự án TP3 xây dựng đường cao tốc (PPP) – Hà Nội 2,5%)….

Từ tháng 4 đến nay, Bộ Tài chính đã công khai giải ngân đến Bộ Giao thông vận tải và các địa phương 3 lần, tại các văn bản: Số 4426/BTC-ĐT ngày 26/4/2024; Số 4848/BTC-ĐT ngày 10/5/2024 và Số 6503/BTC-ĐT ngày 24/6/2024

85 dự án GTLV do 61 địa phương quản lý, trong đó đáng chú ý có 2 dự án giải ngân bằng 0% là: Dự án Đường ven biển đoạn qua tuyến khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt; Dự án Tuyến đường giao thông từ cảng Bãi Gốc (Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên) kết nối Quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa).

21 dự án sạt lở sông biển thuộc nguồn vốn dự phòng NSTW năm 2023 do các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long quản lý. Trong đó có nhiều dự án đạt tỷ lệ giải ngân thấp như: Dự án đầu tư xây dựng kè Nhà Mát đoạn từ cầu Nhà Mát đến cống Nhà Mát, TP. Bạc Liêu (giai đoạn 1) của tỉnh Bạc Liêu mới giải ngân đạt trên 3% kế hoạch vốn giao; Dự án Tuyến kè bảo vệ khu dân cư xã Châu Phong và Dự án Kè chống sạt lở đường Bắc Kênh Mới của tỉnh An Giang mới giải ngân đạt lần lượt là 0,21% và 1,68% kế hoạch vốn giao.

Trước thực trạng giải ngân vốn ĐTC của các công trình dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, dự án GTLV do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng NSTW năm 2023 còn thấp, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC theo đúng các Nghị quyết của Chính phủ và Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành, nhà thầu và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; công tác kiểm soát, thanh toán vốn ĐTC; đẩy nhanh thủ tục giải ngân vốn ĐTC các dự án chưa giải ngân và có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước đã được Bộ Tài chính công khai hàng tháng.

Ngoài ra, chủ động rà soát và điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn. Trường hợp vượt thẩm quyền, đề nghị gửi các bộ có liên quan để tổng hợp theo quy định./.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn NSNN

Bộ Tài chính yêu cầu Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn ĐTC theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn ĐTC.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định, đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn NSNN được giao và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn ĐTC nguồn NSNN của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngoài các kiến nghị chung nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện nghiêm Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 các địa phương phải hoàn thành dự án theo quy định; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng NSTW năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định của pháp luật./.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
下一篇:Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới