Thời gian qua,ộihahoạtđộngbổtrợtưzbet. hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh ngày càng được đổi mới, xã hội hóa một cách hiệu quả, qua đó góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch pháp lý của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Người dân đến giao dịch tại một văn phòng công chứng trên địa bàn huyện Châu Thành A.
Bổ trợ tư pháp bao gồm các hoạt động liên quan đến lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, thừa phát lại… Những năm qua, việc xã hội hóa trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp phát triển mạnh mẽ, nổi bật nhất là hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản… Qua đó, góp phần giảm sức ép cho các cơ quan nhà nước, tạo sự đa dạng cho người dân, doanh nghiệp trong lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 25 luật sư với 8 tổ chức hành nghề hoạt động. Theo Sở Tư pháp, các tổ chức hành nghề luật sư đã từng bước khẳng định năng lực hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ pháp lý... Một số tổ chức hành nghề luật sư đã có sự đầu tư nghiêm túc trong hoạt động hành nghề, không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Từ đó, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.
Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, cho biết: Những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh và các tổ chức hành nghề luật sư từng bước củng cố, nâng cao vai trò trong hoạt động bổ trợ tư pháp. Đặc biệt, quy chế phối hợp giữa Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp được đảm bảo trên nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các luật sư đều tham gia tích cực, nêu cao trách nhiệm, đặc biệt là trong hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng chính sách, người dân ở vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Song song với hoạt động luật sư thì việc xã hội hóa hoạt động công chứng cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Theo Sở Tư pháp, ngay sau khi Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, rà soát, củng cố hoạt động của các tổ chức, qua đó đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 10 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 3 tổ chức so thời điểm 2014) với 17 công chứng viên.
Theo đánh giá, việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh tuân thủ đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Các văn phòng công chứng tư nhân từng bước được kiện toàn về tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc; công tác quản lý, điều hành tổ chức, hoạt động được cải tiến theo hướng chuyên nghiệp, giúp cho hoạt động của văn phòng công chứng ngày càng đạt hiệu quả.
“Với sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức hành nghề công chứng đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp thêm lựa chọn nơi uy tín, chất lượng giao dịch. Đồng thời, sự ra đời của các văn phòng công chứng đã làm giảm đi sự quá tải của các phòng công chứng nhà nước trước đây”, bà Trần Phượng Quyên, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết.
Dù hoạt động xã hội hóa bổ trợ tư pháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song trên thực tế vẫn còn một bộ phận người dân chưa thực sự tin tưởng sử dụng. Do đó, thời gian tới cùng với tăng cường tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ về từng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, giúp mọi người thấy rõ lợi ích khi sử dụng dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư, giám định, bán đấu giá tài sản... các tổ chức hành nghề, cung cấp dịch vụ bổ trợ tư pháp cũng cần nâng cao tính chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận tiện, cũng như đạo đức nghề nghiệp trong cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân.
Bài, ảnh: Đ.BẢO