(HG) - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa giao Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với các sở,ểnkhaiđồngbộccgiảiphpphngchốngdịchbệnhgiascgiacầbong đa trực tuyến ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có Chỉ thị đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành, UBND các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với địa phương đang có dịch bệnh động vật, tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài; trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng, cần công bố dịch và tổ chức chống dịch theo quy định.
Đối với địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao thì tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh. Rà soát, kịp thời tiêm vắc-xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh, dại… nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao. Tổ chức thực hiện đồng loạt cùng thời điểm việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các khu vực đã từng xuất hiện ổ dịch, khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây thiệt hại kinh tế, bức xúc cho người dân và cộng đồng…
H.TÂM