发布时间:2025-01-24 23:36:52 来源:88Point 作者:Cúp C1
Người sáng mắt làm chổi đã khó,Đôivợchồngkhiếmthịthoátnghèotừlàmchổmannhan.tv trực tiếp bóng đá người mù làm chổi lại càng khó hơn. Chính sự chăm chỉ và nghị lực vượt qua nghịch cảnh, hơn 20 năm nay, gia đình khiếm thị chị Hoàng Thị Lý và anh Đỗ Thành Tâm ở phường Dĩ An, TP.Dĩ An vẫn miệt mài mưu sinh bằng những nhánh đót, dây mây và tạo việc làm thêm cho 3 đến 5 lao động.
Vợ chồng chị Lý, anh Tâm đang làm chổi
Lần dò làm chổi, nuôi ước mơ hạnh phúc
Nằm lọt thỏm trong khu gò mả ở khu phố Bình Minh 2, phường Dĩ An là căn nhà tình thương của đôi vợ chồng mù Hoàng Thị Lý và Đỗ Thành Tâm. Trong căn nhà nhỏ này, đôi vợ chồng mù hàng ngày vẫn tất bật làm chổi mưu sinh, xây nên tổ ấm gia đình với 2 con đang tuổi ăn tuổi học (một học lớp 12, một học lớp 10) . Anh Tâm quê ở Dĩ An, còn chị Lý quê ở Bình Phước. Anh chị đến với nhau khi cả 2 còn học nghề tại Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Bình Dương. Vượt lên tất cả, họ nên vợ nên chồng chỉ vì một lý do muốn dựa vào nhau với tất cả những gì còn lại trên hình hài để đi hết cuộc đời.
Anh Tâm bị mù từ nhỏ, sau trận sốt bại liệt. Thương con, cha mẹ anh gom hết tiền dành dụm, vay mượn thêm anh em, hàng xóm để chạy chữa cho con nhưng tất cả đều vô vọng. Các bác sĩ bất lực khi không còn cách nào để trả lại ánh sáng cho đôi mắt của anh. Anh Tâm chia sẻ: “Hồi còn nhỏ cứ nghĩ đến cảnh mình bị mù lòa suốt cuộc đời là lại khóc. Có khi khóc cả ngày. Nhưng rồi bản thân cũng nhận ra khóc lóc chẳng giải quyết được và hạ quyết tâm phải vượt lên số phận”. Còn chị Lý bị mù do di chứng từ mẹ là nạn nhân chất độc da cam, thị lực còn khoảng 20%. “Lúc nhỏ tôi mặc cảm, tự ti, mất hết niềm tin vào cuộc sống, sống khép kín, thu mình trong vỏ bọc. Đến khi trưởng thành, bản thân tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ có một ai đó chấp nhận lấy một người mù như tôi làm vợ”, chị Lý trải lòng.
Hằng ngày, đôi vợ chồng mù này vẫn lần mò làm chổi để kiếm sống. Chồng khỏe tay thì cắt cán, cột chổi, vợ khéo léo, tỉ mỉ thì se dây đan chổi, tạo hình chiếc chổi để sản phẩm đẹp, chắc chắn. Mấy năm trước còn khỏe, anh Tâm vẫn mang chổi đi bán dạo ở khắp các phố phường nhưng giờ sức khỏe yếu hơn và đơn đặt hàng từ các đơn vị nhiều nên anh ở nhà tập trung sản xuất để kịp giao hàng. Cứ như thế, đôi vợ chồng mù này vẫn bện lại với nhau như những sợi mây dẻo dai, tự vươn lên bằng những gì còn lành lặn.
Thoát nghèo từ nghị lực phi thường
Nhờ chăm chỉ làm chổi, tỉ mỉ trong từng chi tiết nên những chiếc chổi của 2 vợ chồng chị Lý, anh Tâm làm ra không chỉ đẹp mà còn chắc chắn. Khách hàng chuộng mua chổi của anh chị nên làm đến đâu bán hết đến đó. Tiếng lành đồn xa, một số công ty, đơn vị tìm đến anh chị ký kết hợp tác cung cấp sản phẩm. Cái khó lớn nhất của 2 vợ chồng mù này giai đoạn đầu là không có vốn để mua nguyên liệu. Thấu hiểu cái khó của gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Dĩ An đã làm cầu nối, giúp gia đình chị Lý tiếp cận với nguồn vốn chính sách xã hội.
Hằng ngày, vợ chồng anh Tâm, chị Lý vẫn lần mò làm chổi để kiếm sống. Chồng khỏe tay thì cắt cán, cột chổi, vợ khéo léo, tỉ mỉ thì se dây đan chổi, tạo hình chiếc chổi để sản phẩm đẹp, chắc chắn. Cứ như thế, đôi vợ chồng mù này vẫn bện lại với nhau như những sợi mây dẻo dai, tự vươn lên bằng những gì còn lành lặn. |
Ngày nhận 50 triệu đồng giải ngân từ ngân hàng, chị Lý xúc động, mắt rưng rưng rồi vội vã gọi điện cho bạn hàng, đối tác nhập nguyên liệu. Chỉ trong vài ba ngày, căn nhà nhỏ của vợ chồng chị chất đầy nhánh đót, dây mây, dây nhựa. Hai vợ chồng chị cần mẫn làm ngày làm đêm để kịp đơn hàng. Chị Lý còn mướn thêm nhân công là những anh chị em tạm thời chưa có việc trong gia đình, lối xóm. Rồi tổ hợp tác chổi của gia đình anh chị cũng ra đời dưới sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Dĩ An. Hiện tổ hợp tác tạo việc làm thêm cho 3 đến 5 lao động (tùy vào thời điểm) với thu nhập ổn định.
Nói về dự định, ước mơ của mình, chị Lý vừa se dây quấn chổi vừa chia sẻ: “Vợ chồng em chỉ mong có sức khỏe, còn làm được việc thì chúng em cảm thấy sung sướng rồi. Hạnh phúc với vợ chồng em là cảm nhận 2 đứa con trưởng thành mỗi ngày bằng cách dùng tay sờ sẫm chúng từ chân đến đầu. Mấy năm trước còn thấp chủm, năm nay 2 đứa nó đã cao lớn hơn rất nhiều”.
Với vợ chồng anh Tâm, chị Lý, hạnh phúc là có việc để làm và cảm nhận các con khôn lớn từng ngày; cánh cửa thành công đối với anh chị không phải đến một cách tự nhiên mà là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực vươn lên. Chúc cho anh chị thành công hơn nữa với mô hình kinh tế gia đình.
KIM HÀ
相关文章
随便看看