Cúp C1

【soi kèo fc seoul】Ngành Tài chính: Phấn đấu thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội giao

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C1 2025-01-25 16:37:47 我要评论(0)

Nguồn: Bộ Tài chính Biểu đồ: Hồng VânTừ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính phấn đấu thu ngân sách đạt soi kèo fc seoul

Nguồn: Bộ Tài chính   	Biểu đồ: Hồng Vân

Nguồn: Bộ Tài chính Biểu đồ: Hồng Vân

Từ nay đến cuối năm,ànhTàichínhPhấnđấuthuđạtmứccaonhấtdựtoánQuốchộsoi kèo fc seoul Bộ Tài chính phấn đấu thu ngân sách đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội giao trong năm 2021.

60/63 địa phương đảm bảo tiến độ dự toán

6 tháng đầu năm toàn ngành Tài chính đã bám sát tình hình thực tiễn, chủ động đề xuất các giải pháp chính sách tài khóa, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm đạt 781 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: thu nội địa đạt 56,3% dự toán, tăng 13,9%; thu từ dầu thô đạt 80,7%, giảm 12,2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 69,5% dự toán, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất – kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn khó khăn, kết quả thu NSNN 6 tháng nêu trên là tích cực. Các khoản thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh đều đạt trên 52% dự toán và tăng trên 17% so với cùng kỳ, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 52,8% dự toán, tăng 17,8%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,7% dự toán, tăng 19,9%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 59,3% dự toán, tăng 39,6% so với cùng kỳ.

Cả nước có 60/63 địa phương đảm bảo tiến độ dự toán thu nội địa (đạt trên 50%), trong đó 48 địa phương đạt trên 55% dự toán; có 54/63 địa phương có tăng trưởng thu, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Miễn, giảm, gia hạn 27,5 nghìn tỷ đồng


6 tháng đầu năm 2021, đã miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí 27,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó: cơ quan Thuế đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định cho 52,38 nghìn người nộp thuế gửi giấy đề nghị gia hạn, với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 23,2 nghìn tỷ đồng; miễn giảm khoảng 4,3 nghìn tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí cho các đối tượng.
Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ khâu lập dự toán và trong quá trình thực hiện, gắn với việc triển khai công tác sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII).

6 tháng chi NSNN ước đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 28,1% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 51,6% dự toán, chi thường xuyên đạt 48,3% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách. Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 6 tháng đầu năm có thặng dư; trong đó, cân đối ngân sách trung ương bội chi khoảng 63 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương thặng dư xấp xỉ 150 nghìn tỷ đồng.

Kiên định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra

Để hoàn thành các nhiệm vụ tài chính - ngân sách đề ra trong năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Tài chính là hết sức nặng nề.

Bộ Tài chính đã đặt ra 10 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Trong đó, tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi mục tiêu kép - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Theo đó, sẽ điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, thận trọng; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, giữ bội chi NSNN và nợ công...

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án tài chính - NSNN theo kế hoạch; thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2021; quyết tâm thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội quyết định; điều hành NSNN chặt chẽ; tăng cường quản lý giá; phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính.

Cùng với các giải pháp nêu trên, Bộ Tài chính tiếp tục: đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công; chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế...

Để triển khai các giải pháp tài chính - ngân sách hiệu quả, thời gian tới, ngành Tài chính sẽ siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.

Cùng với việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số khoản thu cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch, các Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác quản lý thu, nắm chắc nguồn thu; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và thực hiện hiệu quả các giải pháp về thuế, phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh; phấn đấu thu ngân sách đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội giao.

* Ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế:

Ngành Thuế quyết liệt triển khai các giải pháp thu ngân sách

Ông Cao Anh Tuấn
Ông Cao Anh Tuấn
Từ đầu năm đến nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, với các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp kịp thời của Chính phủ đã tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ quý IV/2020 và quý I/2021.

Trên cơ sở đó, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thu ngân sách của ngành Thuế tính đến hết ngày 30/6/2021 ước đạt 656.374 tỷ đồng, đạt 58,8% dự toán, bằng 114,3% so cùng kỳ. Đáng chú ý, đa số các địa phương đạt tiến độ thu khá so với dự toán.

Mặc dù thu ngân sách 6 tháng đầu năm có kết quả khả quan, tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để hoàn thành kế hoạch được giao, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm là rất nặng nề. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, toàn ngành Thuế sẽ quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao năm 2021.

Để đạt mục tiêu trên, ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống thất thu thuế, đẩy mạnh chống chuyển giá, trốn thuế. Đẩy mạnh công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử. Tập trung xử lý hiệu quả công tác thu hồi nợ thuế và xử lý nợ thuế theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu ngân sách do cơ quan thuế quản lý.

Về công tác xây dựng thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực thuế, Tổng cục Thuế sẽ cố gắng hoàn thành các chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2021. Trong đó, trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030. Tập trung chuẩn bị hạ tầng hóa đơn điện tử đáp ứng các quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đúng tiến độ, đảm bảo thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ 1/7/2022. Hoàn thiện việc sắp xếp, tổ chức lại cấp phòng thuộc 3 cục mới được nâng cấp từ cấp vụ thành cấp cục theo Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để trình Bộ Tài chính ban hành, đưa các đơn vị này đi vào hoạt động…

* Ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

Tích cực tạo thuận lợi thương mại đi đôi với quản lý tốt nguồn thu


Ông Nguyễn Văn Cẩn
Ông Nguyễn Văn Cẩn
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, toàn ngành Hải quan đã nỗ lực đảm bảo thông quan hàng hóa đạt kim ngạch hơn 318 tỷ USD, tăng mạnh 32,7%; số thu ngân sách nhà nước đạt 194.000 tỷ đồng, đạt gần 62% dự toán, tăng hơn 30% (tương đương 45.311 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù đạt được kết quả khả quan nêu trên, nhưng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của ngành Hải quan còn rất thách thức, vừa phải tập trung chống dịch Covid-19 vừa tạo thuận lợi thương mại đi đôi với quản lý thực chất, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.

Theo đó, phát huy kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2021, toàn ngành Hải quan tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép. Trong đó, về nhiệm vụ thu ngân sách, các cục hải quan tỉnh, thành phố thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 215/CT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ. Chú trọng giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, thông quan nhanh hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong 6 tháng cuối năm 2021, toàn ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm gian lận thuế.

Trong đó, lực lượng điều tra chống buôn lậu hải quan tăng cường xây dựng, thực hiện các chuyên đề chống buôn lậu, kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá,… (các mặt hàng tiêu dùng, hàng bách hóa, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, linh kiện xe đạp, xe máy nhập khẩu).

Đồng thời, các cục hải quan tỉnh, thành phố tích cực thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong thực hiện chống thất thu, qua đó kịp thời phát hiện các trường hợp áp dụng mã số, thuế suất không đúng với quy định để được hưởng mức thuế suất thấp; tiếp tục tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, tổ chức thực hiện thu hồi và xử lý nợ thuế đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ được giao.

* Ông Đỗ Việt Đức - Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước:

Xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ địa phương bị thiên tai, dịch bệnh

Ông Đỗ Việt Đức
Ông Đỗ Việt Đức

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch cuối tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, chung tay, góp sức cùng Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, toàn ngành Dự trữ nhà nước (DTNN) đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Trong đó, công tác xuất cấp hàng dự trữ quốc gia (DTQG) để cứu trợ, hỗ trợ người dân là điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2021. Toàn ngành DTNN cùng với các bộ, ngành quản lý hàng DTQG đã tổ chức xuất cấp kịp thời hàng DTQG để phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh với tổng giá trị khoảng 720 tỷ đồng, đặc biệt hàng DTQG đã kịp thời xuất cấp đến những đơn vị tuyến đầu dập dịch và hỗ trợ người dân khắc phục thiên tai, dịch bệnh, ổn định cuộc sống.

Công tác quản lý chất lượng hàng DTQG cũng là khâu rất quan trọng, đã được thực hiện theo quy định; công tác quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản theo tiến độ; công tác thanh tra, kiểm tra bám sát kế hoạch để triển khai,…

Trong thời gian còn lại của năm 2021, Tổng cục DTNN cùng bộ, ngành và cục DTNN khu vực ưu tiên, tập trung xây dựng cơ chế chính sách, đặc biệt là Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030; phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định hiện hành.

Đồng thời, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch DTQG năm 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó quan trọng nhất là công tác nhập hàng DTQG và công tác giải ngân.

Cùng với đó, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, trình cấp có thẩm quyền trong việc xuất cấp hàng DTQG, đặc biệt là hàng DTQG chuẩn bị ứng phó với thiên tai, mưa bão. Rà soát danh mục hàng DTQG của toàn ngành, loại bỏ danh mục không cần thiết, bổ sung danh mục mới, quan trọng để báo cáo Bộ Tài chính, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

* Ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN:

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ thị trường phát triển ổn định

Ông Trần Văn Dũng
Ông Trần Văn Dũng
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam, thị trường chứng khoán (TTCK) nửa đầu năm 2021 đã trải qua nhiều biến động mạnh, gặp không ít thử thách. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã rất nỗ lực, tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, nhờ đó, cơ bản đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. TTCK Việt Nam đã phục hồi và tăng trưởng ấn tượng trên nhiều mặt, nhất là về quy mô, thanh khoản và xử lý được sự cố nghẽn lệnh ở Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Trong 6 tháng cuối năm, thị trường vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ để tiếp tục phát triển bền vững, nhưng đồng thời cũng tiếp tục phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức cả trong, ngoài nước, đặc biệt là tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến phục hồi nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, trong nửa cuối năm, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục chủ động tăng cường công tác phân tích, dự báo để xây dựng, đề xuất ban hành các nhóm giải pháp để hỗ trợ TTCK phát triển ổn định.

Cùng với đó, UBCKNN sẽ tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn. Đồng thời, UBCKNN sẽ hoàn thành xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền các văn bản pháp lý, đề án theo chương trình hành động năm 2021, trong đó, điểm nhấn là hoàn thành xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ký ban hành Đề án Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 - 2030…

Mặt khác, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để bảo đảm TTCK hoạt động công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Ngoài ra, trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tái cấu trúc TTCK, hỗ trợ HOSE hoàn thành dự án về công nghệ thông tin mới để hoạt động của thị trường được thông suốt.

* Bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước:

Hiện đại hóa, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách

Bà Trần Thị Huệ
Bà Trần Thị Huệ
Trong 6 tháng đầu năm, ngoài việc tập trung xây dựng các đề án, chính sách theo đúng tiến độ, tạo cơ sở hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục cải cách công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Công tác kiểm soát chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định; chủ động phối hợp với các bên liên quan thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, ưu tiên kiểm soát, thanh toán kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN) theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch, hiệu quả; gắn quản lý NQNN với quản lý NSNN và công tác phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP); thực hiện gửi tiền có kỳ hạn tại các NHTM theo phương thức đấu thầu điện tử để nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch. Huy động vốn thông qua phát hành TPCP cơ bản đáp ứng nguồn thanh toán nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương.

Hoàn thành Báo cáo quyết toán NSNN và Báo cáo tài chính nhà nước năm 2019 đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực KBNN. Quản lý Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 đảm bảo an toàn, công khai, minh bạch.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn đang là thách thức lớn đối với ngành Tài chính nói chung và của cả hệ thống KBNN nói riêng trong 6 tháng cuối năm. Do đó, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2021, KBNN sẽ tiếp tục tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công.

Đồng thời, KBNN tổ chức điều hành NQNN an toàn, hiệu quả, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi NSNN theo dự toán, gắn kết giữa quản lý NQNN với quản lý ngân sách và quản lý nợ công. Triển khai thực hiện tốt quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý NQNN.

Đặc biệt, KBNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính toàn diện trên các lĩnh vực. Thay đổi phương thức phục vụ, lấy người dân, đơn vị sử dụng ngân sách làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo cho mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị KBNN.

Nhóm PV

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ

    Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ

    2025-01-25 15:59

  • US considers Việt Nam among top important partners in region: Congress delegation

    US considers Việt Nam among top important partners in region: Congress delegation

    2025-01-25 14:58

  • Việt Nam, Russia leaders stress bilateral ties, wish to deepen cooperation

    Việt Nam, Russia leaders stress bilateral ties, wish to deepen cooperation

    2025-01-25 14:22

  • US considers Việt Nam among top important partners in region: Congress delegation

    US considers Việt Nam among top important partners in region: Congress delegation

    2025-01-25 14:17

网友点评