【qua bong da】Để chứng khoán về quỹ đạo tăng trưởng

de chung khoan ve quy dao tang truong

Thanh khoản trên cả 2 sàn đạt thấp (khoảng 3.000 tỷ đồng/phiên) cho thấy,Đểchứngkhoánvềquỹđạotăngtrưởqua bong da dòng tiền lớn đang đứng ngoài chờ đợi sự kích hoạt hoặc cần thêm thời gian cân nhắc, trước khi chọn nơi rót vốn.

Ðầu tư vào đâu luôn là câu hỏi thường trực của tất cả các nhà đầu tư. Trong bối cảnh hiện tại, không chỉ nhà đầu tư đại chúng, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cũng đang “căng óc” lo báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm khi mà nhiều khoản mua đã vơi đi 30-70% giá trị.

So với giá hiện nay, mã VNM đã mất 23% kể từ vùng đỉnh giá đạt được trong 6 tháng. Hàng loạt mã tốt cũng giảm khá mạnh, MBB giảm 35%, VCB giảm 28%, GAS giảm 45%, VND giảm 54% nếu so với vùng đỉnh giá 6 tháng…

Sự suy giảm này không chỉ làm nhà đầu tư cá nhân vất vả, mà các nhà đầu tư tổ chức cũng phải chật vật để tìm ra cách nào ghi nhận doanh thu và lợi nhuận bán niên bớt đi phần u ám.

Trên bình diện vĩ mô, báo cáo triển vọng 6 tháng cuối năm và 2019 của Công ty Chứng khoán MBS chia sẻ nhiều thông tin, trong đó có 2 thông số đáng chú ý. Một là, dự trữ ngoại hối của Việt Nam 4 năm gần đây tăng mạnh (năm 2015 là 30 tỷ USD, 2016 là 41 tỷ USD, 2017 là 50,5 tỷ USD và năm 2018 dự báo đạt 62,5 tỷ USD).

Nguồn lực này càng lớn, khả năng ổn định tỷ giá càng lớn. Ðây là lý do để tin rằng, rủi ro tỷ giá tăng mạnh là khá thấp. Ở chiều ngược lại, khi tỷ giá được giữ ổn định, sẽ là yếu tố quan trọng giữ dòng vốn đầu tư ngoại ở lại lâu dài với TTCK Việt Nam.

Hai là hệ số ICOR của Việt Nam. Ðặt chỉ số này trong so sánh tương quan theo thời gian sẽ thấy trong 3 năm trở lại đây, ICOR tiếp tục giảm (năm 2016 là 5,15; 2017 là 4,93; 6 tháng 2018 là 4,7).

Hệ số ICOR (chỉ số đánh giá 1 đồng sản lượng được tạo ra bởi bao nhiêu đồng vốn) giảm là một tín hiệu cho thấy, nền kinh tế đã trải qua quá trình tái cơ cấu và kỳ vọng sẽ trở nên hiệu quả hơn.

MBS cũng như nhiều CTCK khác đã cùng đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng GDP năm 2018 trên nền tảng dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ổn định, tín dụng được đẩy mạnh và nguồn vốn đầu tư nước ngoài không rút khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, TTCK luôn chịu những tác động khó lường và có xác suất không nhỏ đi ngược mọi dự báo, mà câu chuyện diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm nay là một ví dụ.

Không ít thành viên thị trường đang phải chịu nỗi đau thua lỗ. Ðó là một thực tế. Nhưng ở chiều ngược lại, để thị trường trở về quỹ đạo tăng trưởng cũng cần có sự góp sức của tất cả các thành viên.

Tạm để sang một bên những tác động bất thường nằm ngoài khả năng quản trị, nếu các nhà quản lý tập trung mọi nỗ lực định hình mới khung pháp lý, phát triển sản phẩm mới, giữ vững kỷ cương thị trường; các DN niêm yết tập trung vào hoạt động kinh doanh chính, tìm cách tạo ra lợi nhuận; các tổ chức tài chính trung gian tăng cường kết nối vốn với cơ hội đầu tư, còn nhà đầu tư tập trung tìm hiểu kỹ sức khỏe DN, niềm tin DN trước khi rót vốn… thì sẽ đến ngày TTCK trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

Thực tế, Index chỉ là hình ảnh biểu trưng, là phần ngọn. Nếu nhà quản lý và các chủ thể tham gia cùng tập trung làm tốt “phần gốc” thì “cái cây” Index sẽ xanh tốt, vươn lên.

Thể thao
上一篇:Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
下一篇:Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An