Ngày 3/10,ệtNamcóthểthuhàngtrămtriệuUSDnămtừthịtrườngtínchỉcágimcheon vs Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo “Các-bon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng”. Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến đời sống con người, thiên nhiên, và đặc biệt là hệ sinh thái rừng. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, với hơn 14,8 triệu ha rừng, chiếm khoảng 42,02% diện tích tự nhiên - rừng Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. "Chính vì vậy, việc huy động nguồn lực tài chính từ việc trao đổi chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng sẽ góp phần thúc đẩy bảo tồn rừng, giảm phát thải khí nhà kính, và phát triển kinh tế bền vững ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam"- ông Bảo nói. Theo các báo cáo thống kê, tổng giá trị của thị trường các-bon toàn cầu đã đạt trên 100 tỷ USD vào năm 2023. Các báo cáo dự báo, thị trường các-bon sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Với những tiềm năng to lớn, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc tham gia vào thị trường này thông qua việc bán tín chỉ các-bon từ rừng.
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thị trường các-bon rừng nhờ vào diện tích rừng rộng lớn và các cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo ông Trần Quag Bảo, để tận dụng tiềm năng này, cần phải giải quyết các thách thức về khung pháp lý, tài chính, kỹ thuật, và sự tham gia của cộng đồng. Việc cải thiện hệ thống quản lý, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh nhận thức xã hội là những bước quan trọng để Việt Nam có thể phát triển thị trường tín chỉ các-bon rừng hiệu quả. “Theo ước tính, nếu được quản lý và phát triển tốt, thị trường này có thể mang lại hàng trăm triệu USD mỗi năm, giúp bảo vệ rừng, tạo nguồn tài chính bền vững, và hỗ trợ các cộng đồng địa phương sống gần rừng. Ngoài ra, việc tham gia vào thị trường các-bon còn giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, đặc biệt là mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050 mà chúng ta đã cam kết tại Hội nghị COP26”- ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh./.
|