Bài 2: Làm vệ sinh cho điều hòa như thế nào?Đểmuavàsửdụngđiềuhòahiệuquảbàkuwait vs
Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy lạnh, gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Chuẩn bị
Bạn cần chuẩn bị sẵn một số trang thiết bị sau đây để phục vụ công việc làm sạch điều hòa. Đây cũng là những thiết bị thường được các thợ điện lạnh sử dụng mỗi khi vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh.
1. Bơm tăng áp:
Đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần.
2. Máng tôn hoặc võng hứng nước bẩn
Bạn cần có một chiếc máng tôn hoặc võng vải nilon chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh.
3. Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
4. Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
5. Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
6. Nước rửa bát hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
Quá trình thực hiện:
1. Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay không?
2. Ngắt điện máy điều hòa. Sau đó, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ giàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra; tiếp theo tháo các tấm lọc bụi ra khỏi giàn lạnh.
Tháo vỏ nhựa, tấm lưới lọc bụi, treo máng đựng nước sẵn sàng cho việc làm sạch điều hòa |
3. Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch giàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bắn vào
Có thể dùng giẻ sạch che kín phần bo mạch để tránh nước bắn vào |
4. Treo cố định máng tôn hoặc võng vải nilon để hứng nước bẩn chảy xuống phía dưới.
5. Dùng bơm tăng áp xịt nước thẳng vào các khe kim loại trên giàn lạnh giúp làm sạch trực tiếp với áp suất nước cao. Với giàn nóng, bạn cũng xịt nước tương tự để làm sạch; có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài cố định cánh quạt giàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn.
Dùng vòi bơm tăng áp xịt rửa giàn lạnh trong nhà |
6. Vỏ nhựa của giàn lạnh và các tấm lọc bụi có thể dùng nước rửa bát để làm sạch, sau đó xịt nước cho sạch.
7. Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa, bạn hãy tiến hành lắp mọi thứ lại như cũ.
8. Bật máy lạnh và kiểm tra xem máy hoạt động tốt không.
Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh
- Tuyệt đối không để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh vì nước sẽ gây hư hỏng cho phần quan trọng này. Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch.
- Việc xịt rửa giàn nóng và giàn lạnh tùy điều kiện thực tế sử dụng, thường từ 6 tháng đến 1 năm bạn nên xịt rửa các giàn theo định kỳ. Với các tấm lọc, do việc vệ sinh đơn giản nên có thể thực hiện thường xuyên hơn.
Khi người sử dụng có nhu cầu nạp gas điều hòa, cần nhắc nhở nhân viên bảo trì những điều sau:
- Trước khi nạp gas phải xả không khí trong đường ống của hai dây ra, không để gas và không khí lẫn vào nhau.
- Tính toán chuẩn xác lượng gas điều hòa nạp thêm. Nếu nạp gas thiếu thì hệ thống làm lạnh kém hiệu quả, quá trình làm lạnh diễn ra chậm, năng suất lạnh thấp, giảm tuổi thọ cho hệ thống. Nếu nạp gas thừa càng nguy hiểm hơn. Nó có thể làm hỏng điều hòa chỉ trong một vài tuần, khi trong hệ thống có dư gas.
-Trong quá trình cân chỉnh gas cho hệ thống phải mở cho hệ thống hoạt động để ga được luân chuyển thì việc cân chỉnh gas mới chính xác được. Sau khi cân chỉnh ga xong cứ để máy chạy thử khoảng 30-60 phút để ổn định lại các thông số nhiệt động vừa thay đổi.
- Kiểm tra lượng gas sau khi nạp có hao hụt nhanh không, nếu hao hụt ít, người sử dụng cần báo kỹ thuật viên để nạp thêm ga vào điều hòa. Trong trường hợp máy bị xì gas quá nhiều dẫn đến kém lạnh, người dùng phải yêu cầu kỹ thuật viên kiểm tra đường ống dẫn gas.
Vũ Lê(tổng hợp)