【keo bong da.com】Sớm đưa cơ chế giám sát DNNN vào thực tế

Thể thao 2025-01-10 10:22:21 14675

som dua co che giam sat dnnn vao thuc te

Triển lãm Vietnam Finance 2013 mang đến nhiều giải pháp công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động giám sát tài chính quốc gia

Nâng cao ý thức chấp hành

Từ 30-6-2010 trở về trước,ớmđưacơchếgiámsátDNNNvàothựctếkeo bong da.com khi các DNNN hoạt động theo Luật DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN. Quy chế này đến nay đã nhiều lần được cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu mới, trong đó nhấn mạnh cả việc giám sát đối với DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả. Qua công tác giám sát, cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính đã có sự cảnh báo với chủ sở hữu DNNN về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro tài chính.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, cùng với sự đổi mới về cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy sắp xếp lại DNNN, cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả DNNN đã góp phần đưa số DNNN làm ăn thua lỗ giảm từ 60% những năm đầu 2000 xuống còn 20% năm 2010. Số lượng các Tập đoàn, Tổng công ty đạt loại A – hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (doanh thu và thu nhập khác năm sau cao hơn năm trước 5%, lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện cao hơn kế hoạch, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành) đã tăng.

Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính 2009-2010, số lượng DN xếp loại A vẫn duy trì. Cụ thể, năm 2009 có 53% tập đoàn, tổng công ty và 70% công ty độc lập thuộc các bộ, ngành xếp loại A; năm 2010 có 54% tập đoàn, tổng công ty và 67% công ty độc lập thuộc các bộ, ngành xếp loại A; năm 2011 có 68% tập đoàn, tổng công ty và 66% công ty độc lập thuộc các bộ xếp loại A.

Những bất cập

Tuy đạt được những kết quả khả quan nhưng qua thực tế thực hiện trong thời gian qua cho thấy các quy định về giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN còn bất cập, chưa thực sự tạo cơ chế hiệu quả để kịp thời phát hiện, cảnh báo cho chủ sở hữu DN về những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro về tài chính.

Phân tích nội dung này, ông Đặng Quyết Tiến- Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính cho rằng, một vấn đề cấp bách là hiện nay các cơ quan đại diện chủ sở hữu DN mới chỉ tập trung vào việc xếp loại DN theo A, B, C thay vì sử dụng phân loại đó để nắm thực trạng hoạt động và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để giúp DN kịp thời khắc phục các yếu kém như Quy chế giám sát đã quy định.

Điều này đã dẫn đến tình trạng một số DNNN có vi phạm trong sản xuất kinh doanh, đầu tư và quản lý vốn, tài sản Nhà nước nhưng chưa được kịp thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh. Đặc biệt đối với các DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả, việc giám sát chưa thực sự có kết quả để đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp nên hiện tượng kinh doanh thua lỗ kéo dài.

Bên cạnh đó, tiêu chí giám sát DN theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN tuy đã bao quát các hoạt động sản xuất kinh doanh song không có các chỉ tiêu cụ thể để kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro tài chính. Ngược lại, tại Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế giám sát đối với DNNN kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả, các chỉ tiêu đã được đưa ra cụ thể, chặt chẽ nhưng chỉ áp dụng khi DNNN đã rơi vào tình hình thua lỗ, kém hiệu quả; hơn nữa cũng chưa nêu đầy đủ được các nội dung cần giám sát...

Khắc phục khiếm khuyết

Từ ngày 1-7-2010, Luật DNNN hết hiệu lực, các DNNN chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vì vậy, các văn bản về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN cũng cần sửa đổi cho phù hợp. Do vậy, ngày 25-6-2013, Chính phủ đã ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước nhằm mục đích tăng cường hoạt động quản lý giám sát tình hình tài chính, việc đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai minh bạch tình hình tài chính của các DNNN và DN có vốn Nhà nước.

Quy chế này quy định rõ mục tiêu giám sát tài chính là đánh giá đúng được thực trạng tài chính của DN, những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tài chính; phân định rõ mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện giám sát tài chính; đưa ra hệ thống các tiêu chí giám sát tài chính đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết, có tính đến tính chất ngành nghề, đảm bảo yêu cầu của từng chế độ báo cáo; hệ thống chế tài được thiết kế cụ thể, đủ mạnh và rõ ràng đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng chủ thể giám sát để đảm bảo sự bình đẳng; thực hiện công khai minh bạch thông tin về tình hình tài chính của DN theo từng đối tượng tiếp nhận thông tin để các đối tượng này nắm bắt được thực trạng tài chính DN.

Việc ban hành Quy chế mới này đã khắc phục được các khiếm khuyết của cơ chế hiện hành với việc ban hành các tiêu chí giám sát tài chính cụ thể tại DN; nội dung các tiêu chí giám sát theo hướng đánh giá đúng, đủ và sát tình hình hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN và một bước tách bạch các yếu tố xã hội.

“Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai việc hướng dẫn các nội dung đã nêu tại Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước nhằm nhanh chóng đưa cơ chế giám sát mà Chính phủ đã phê duyệt đi vào thực tế” – ông Đặng Quyết Tiến khẳng định.

Ngày 27-8-2013, Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance lần thứ 10 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tăng cường giám sát tài chính (GSTC) quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ”. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức.

Sự kiện năm nay thu hút hơn 400 khách tham dự là lãnh đạo cấp cao từ Chính phủ, Giám đốc công nghệ của Bộ Tài chính từ Trung ương đến địa phương, các nhà hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp. Bên lề hội thảo, Triển lãm Vietnam Finance 2013 có sự góp mặt của 20 đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu trưng bày các sản phẩm công nghệ, giải pháp phục vụ cho ngành Tài chính.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh cho biết, những năm qua, ngành Tài chính vẫn tiếp tục có những bước phát triển nhanh và vững chắc trên nhiều mặt, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo. Kết quả này có phần đóng góp quan trọng của việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp về tài chính, ngân sách, trong đó có các giải pháp để tăng cường hiệu quả của công tác GSTC.

Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh cũng chỉ rõ, thực trạng GSTC ở Việt Nam đang bộc lộ một số điểm hạn chế như hệ thống các công cụ GSTC cần phải điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ quá trình hội nhập; hệ thống các chỉ tiêu GSTC công chưa bao quát hết các loại hình rủi ro liên quan; hệ thống thông tin phục vụ cho công tác giám sát chưa đầy đủ, phân tán, chưa cập nhật thường xuyên; việc chia sẻ thông tin trong nội bộ từng ngành cũng như giữa các cơ quan chức năng còn thiếu...

Thứ trưởng tin tưởng, Vietnam Finance 2013 có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, hình thành một nền tài chính hiệu quả, bền vững và hiện đại theo các mục tiêu, định hướng đặt ra trong Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồng Vân

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/716d798367.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai

Tuyển Việt Nam nguy cơ mất đội phó tại AFF Cup 2024

Cao thủ MMA Lý Văn Huỳnh gặp võ sĩ Nam Phi ở LION Championship 19

Công Vinh từ chối về SLNA làm trợ lý HLV

Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại

Xác định HLV đầu tiên mất việc ở V.League 2024

Đấu tự do, Mike Tyson tự tin thắng Lý Tiểu Long

Bảng xếp hạng V.League 2024

友情链接