【kết quả bd anh】Cái mất của sự minh bạch
Theáimấtcủasựminhbạkết quả bd anho Tổng cục Thống kê, quý I/2015, Việt Nam đã xuất khẩu 1,043 triệu tấn gạo, kim ngạch 454 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 29,9% về giá trị so với quý I/2014.
Những thông tin khác “buồn” hơn: Trên trang Oryza, ngày 2/4/2015, giá gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm chỉ ở mức 360- 370 USD/tấn, trong khi gạo cùng loại của Ấn Độ 375- 385 USD/tấn, Myanmar 410- 420 USD/tấn, Campuchia 435- 445 USD/tấn; gạo 25% tấm Việt Nam 340- 350 USD/tấn, Thái Lan 355- 365 USD/tấn, Campuchia 410- 420 USD/tấn; gạo Việt Nam Jasmine 460- 470 USD/tấn, gạo Thái Lan Hommali 890- 900 USD/tấn... Mũi tên trên biểu đồ giá gạo Việt Nam đang chúc xuống.
Đã có rất nhiều phân tích, khuyến nghị của các chuyên gia, nhà quản lý, thương nhân xung quanh giá gạo xuất khẩu. Và, có nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có việc mua lúa, gạo tạm trữ hàng năm, được đưa lên bàn tranh luận về “được” và “mất”, có lẽ không cần bàn luận thêm. Song, có cái “mất” rất đáng suy nghĩ.
Nhiều năm qua, trước khi vào vụ thu hoạch, Bộ Tài chính lại công bố giá thành sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (vụ đông xuân 2014- 2015 là 3.417 đồng/kg) để làm giá cơ sở cho các doanh nghiệp mua lúa: Giá thành + 30% lãi của nông dân = giá mua thấp nhất.
Động thái đó nghe có vẻ hợp lý vì tạo sự minh bạch khi thực thi chính sách, tuy nhiên, có nhiều ý kiến phản biện: Đó chính là “vạch áo cho người xem lưng”- điều tối kị trong giao thương nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng.
Thông thường, người sản xuất chỉ công bố giá bán sản phẩm, chẳng ai dại gì công khai giá thành cho người mua biết cả. “Chơi bài ngửa” như thế, các đối tác nhập khẩu gạo- những doanh nghiệp lớn, rất giỏi về làm giá và thao túng thị trường - sẽ nắm được thông tin, dễ dàng “ép” giá bán gạo, làm sao doanh nghiệp Việt thắng được? Vậy là gạo Việt Nam cứ mãi xuất với giá không cao, muốn tăng cũng... bất lực, doanh nghiệp chỉ mua lúa với giá thấp, cuối cùng, thiệt thòi rơi vào người nông dân “một nắng hai sương”.
Nhìn sang Thái Lan, khi thực hiện chương trình trợ giá lúa gạo, Chính phủ chỉ ấn định giá mua lúa cho nông dân cụ thể từng năm, đâu có công bố giá thành. Bởi thế, nhiều chuyên gia nói: Nên bỏ việc công bố giá thành sản xuất lúa, thay vào đó, chỉ ấn định giá cơ sở mua lúa hằng năm.
Nên hay không nên? Câu trả lời thuộc về các nhà hoạch định chính sách.
相关文章
Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu2025-01-25Kỳ vọng các khu công nghiệp thế hệ mới
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương đã trở thành hình mẫu phát triển tại Việt Nam và đ2025-01-25Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất PC tại Trung Quốc, sẽ mang dây chuyền sang Việt Nam
Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất PC tại Trung Quốc, sẽ mang dây chuyền sang Việ2025-01-25GDP quý II/2021 tăng trưởng ấn tượng 6,61%
Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý2025-01-25Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
XEM CLIP:Cơ quan chức năng kiểm tra mức độ ô nhiễm ở suối Đá BànNgày 22/82025-01-25Mọi sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh đều trở nên lạc lõng, không thể chấp nhận
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam2025-01-25
最新评论