Hàn Quốc giám sát gắt gao tiền điện tử
Do liên quan đến các hoạt động phi pháp như rửa tiền và lừa đảo,ànQuốcgiámsátgắtgaotiềnđiệntửkết quả đá banh việt nam từ nay đến tháng Sáu, các giao dịch tiền số sẽ được chính phủ Hàn Quốc theo dõi sát sao, theo tuyên bố ngày 20/4.
Theo Đạo luật Thông tin Tài chính Đặc biệt, từ ngày 24/9, không sàn giao dịch tài sản ảo nào được phép hoạt động tại Hàn Quốc nếu người dùng không đảm bảo giao dịch bằng tài khoản ngân hàng đăng ký bằng tên thật. Từ nay đến tháng 6, tất cả hoạt động giao dịch tiền số sẽ được nhiều lực lượng của chính phủ theo dõi sát sao.
Việc thắt chặt quy định pháp lý với tiền điện tử được xem là nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc nhằm chống lại các hoạt động phi pháp liên quan đến tài sản sốnhư rửa tiền và lửa đảo, cũng như khơi dòng vốn cho thị trường chứng khoán. Động thái của chính phủ dấy lên lo ngại “đóng cửa hàng loạt” hầu hết các sàn giao dịch tiền số và khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ lo lắng.
Cấm giao dịch gián tiếp
Không có dữ liệu chính thức về số lượng các sàn giao dịch tiền số tại Hàn Quốc, nhưng theo các nguồn tin ước lượng có khoảng 100 sàn. Tuy vậy, chỉ có 4 sàn giao dịch bao gồm Bithmb, Upbit, Coinone và Corbit là có ký thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng thương mại, để người dùng có thể dùng tài khoản ngân hàng tên thật để giao dịch tiền số.
Các sàn giao dịch khác cho phép giao dịch theo hình thức gián tiếp, khách hàng nạp tiền và rút tiền đầu tư thông qua tài khoản của sàn giao dịch. Trong quá trình này, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức nạp tiền mặt mà không cần tài khoản ngân hàng. Việc giao dịch không đăng ký tên thật này gây khó khăn cho quá trình quản lý của cơ quan tài chính, dẫn tới trường hợp một số cá nhân lợi dụng hình thức đầu tư này để giao dịch tiền bất chính.
Bắt đầu từ tháng 9, Hàn Quốc bắt đầu triển khai chế độ bắt buộc giao dịch tiền ảo bằng tài khoản ngân hàng đăng ký tên thật. Đến ngày 24/9, sàn giao dịch nào không thu thập thông tin tài khoản ngân hàng đăng ký bằng tên thật của khách hàng thì sẽ phải đóng cửa. Ngoài ra luật còn yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử có nghĩa vụ phòng ngừa hành vi rửa tiền, bao gồm việc xác nhận danh tính của khách hàng và báo cáo về các giao dịch khả nghi.
Tăng cường lực lượng giám sát giao dịch tiền số
Theo thông báo ngày 20/4, Văn phòng Điều phối Chính sách Chính phủ (OPC), các lực lượng tham gia vào kế hoạch giám sát giao dịch tiền ảo của chính phủ Hàn Quốc bao gồm: Bộ Tài chính, Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC), cảnh sát, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC), Đơn vị Tình báo Tài chính Hàn Quốc (KoFIU), và cả Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC).
FSC cho biết họ sẽ tăng cường giám sát các giao dịch tiền điện tử, trong KoFIU sẽ phân tích tất cả các giao dịch đáng ngờ và báo cáo cho cơ quan thuế hoặc cảnh sát. Cảnh sát sẽ tiến hành trấn áp các vụ lừa đảo tiền kỹ thuật số, đánh cắp tài khoản và các tội phạm tài chính khác.
FTC sẽ kiểm tra các điều khoản và điều kiện sử dụng của các doanh nghiệp tiền điện tử địa phương và ra lệnh chỉnh đốn mọi bất thường. Trong khi đó, KCC sẽ ngăn chặn mọi kế hoạch bán tiền ảo trực tuyến bất hợp pháp các và thông tin sai lệch liên quan đến tiền điện tử.
Chính phủ cũng nhấn mạnh rằng sẽ tiếp tục nghiên cứu phương pháp thu thuế từ các khoản đầu tư tiền số bắt đầu từ tháng 1 năm sau.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chưa hết lòng tin với tiền số
Quyết định tăng cường kiểm soát của chính phủ đối với tiền điện tử được đưa ra khi thị trường tiền số gần đây có dấu hiệu quá nóng.
Trong vòng một năm, giá Bitcoin tăng 789 % từ 7.130 USD lên đến 56.274 USD. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, phí giao dịch Bitcoin được gọi là “kimchi premium”, khi Bitcoin luôn được giao dịch với giá cao hơn mức giá thế giới trung bình ở mức từ 10% đến 30%.
Ngay cả khi giá Bitcoin giảm 2,6% trong ngày thứ Hai vừa rồi, nó vẫn được giao dịch ở mức 65,810 USD, cao hơn 16,9% so với các nơi khác. Bất chấp nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường các quy định trên thị trường những tháng đầu năm, cơn sốt đồng tiền số này khó có thể sớm giảm bớt.
Hầu hết những người trẻ ở độ tuổi 20 và 30, những người cảm thấy không thể bắt kịp với giá bất động sản và các tài sản khác đang tăng vọt, đang say sưa giao dịch tiền điện tử vì họ coi đây là biện pháp khả dĩ nhất để gia tăng tài sản. Họ tin rằng đầu tư chứng khoán là quá cổ điển và chậm chạp so với giao dịch tiền kỹ thuật số.
"Hầu như tất cả những người tôi biết đều giao dịch tiền số", một nhà đầu tư giấu tên ở độ tuổi cuối 20 nói với The Korea Times. "Tôi hy vọng sẽ mua được một ngôi nhà ở Seoul vào một ngày nào đó. Chứng khoán tăng giá quá chậm để giúp tiền vốn của tôi tăng trưởng nhanh chóng. Tiền số có thể lao dốc bất cứ lúc nào, nhưng giá trị của chúng cũng có thể tăng gấp đôi chỉ trong vài giờ", anh này nói, cho biết thêm rằng mình đã kiếm được khá nhiều tiền từ giao dịch tiền số, trong khi các khoản đầu tư vào chứng khoán vẫn thua lỗ.
Sự cấp thiết của giám sát giao dịch tiền số
Nguyên nhân lớn nhất khiến chính phủ Hàn Quốc quyết định thực hiện chế độ bắt buộc giao dịch tiền điện tử bằng tên thật là bởi tiền số đang bị lợi dụng trở thành phương tiện rửa tiền. Các tổ chức khủng bố, tổ chức tội phạm, các “quốc gia bất hảo” bị cộng đồng quốc tế cấm vận đang lợi dụng tài sản điện tử là phương tiện để huy động tiền, che giấu tài sản phi pháp, rửa tiền.
Ngoài ra, tiền điện tử cũng bị lợi dụng làm phương tiện để che giấu tài sản phi pháp, trốn thuế của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Cơ quan thuế quốc gia Hàn Quốc ngày 15/3 tuyên bố đã truy thu được khoảng 32,3 triệu USD từ 2.416 người chậm nộp thuế có sở hữu Bitcoin và các loại tiền ảo khác, 222 người trong số đó bị nghi ngờ còn che giấu nhiều hơn và trở thành đối tượng để tiếp tục điều tra.
Mặt khác, quyết định toàn lực giám sát thị trường tiền số còn nhằm hạn chế dòng tiền đổ vào tiền ảo và gia tăng nguồn vốn cho thị trường chứng khoán Hàn Quốc.
Áp lực của ngân hàng và nhà đầu tư
“Vì giao dịch tiền điện tử mang tính đầu cơ hơn là đầu tư, nên người dân cần phải đánh giá chúng một cách thận trọng với trách nhiệm cao nhất”, Bộ trưởng OPC Koo Yun-cheol kêu gọi sự cẩn trọng từ phía các nhà đầu tư, cảnh báo họ vì sự tồn tại nhiều vụ lừa đảo xung quanh các khoản đầu tư tiền kỹ thuật số.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ được khuyến cáo cẩn trọng trong việc chọn lựa sàn giao dịch trước các bất định leo thang này. “Hầu hết các nhà đầu tư cân nhắc việc đổ tiền vào loại tiền số nào, nhưng họ cũng cần cẩn thận cân nhắc sàn giao dịch nào sẽ an toàn sau khi đạo luật có hiệu lực”, một chuyên gia trong ngành tài chính xin được Korea Times giấu tên cho biết.
Bốn sàn giao dịch tiền số lớn được kỳ vọng có thể tiếp tục duy trì nền tảng giao dịch. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải khó khăn khi thỏa thuận gia hạn hợp đồng hợp tác, do gia tăng áp lực của chính phủ lên ngân hàng liên quan đến giao dịch tiền số.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) đã trao cho các ngân hàng quyền tự chủ để tự mình lựa chọn các đối tác trao đổi "đáng tin cậy". Điều này khiến các ngân hàng phải chịu áp lực ngày càng lớn trong việc tiếp tục phát hành tài khoản đăng ký tên thật cho người dùng các sàn giao dịch, vì bản thân họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho cả một lỗi bảo mật nhỏ liên quan đến các sàn giao dịch liên kết.
Tuy nhiên, theo chuyên gia trong ngành tài chính, các ngân hàng cũng có thể hưởng lợi khi thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ đăng ký tài khoản để giao dịch tiền số. “Chúng tôi được nhiều hơn mất trong quan hệ hợp tác với các sàn giao dịch tiền số”, người này cho biết.