Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một vụ thử thử tên lửa. (Nguồn: KCNA) TheềuTinsắpđưavosửdụngHệthốngtnlửfb88 nha cai hang dau chau ao hãng tin Kyodo, ngày 25/4, Viện Mỹ-Triều (USKI) thuộc Đại học John Hopkins của Mỹ cho biết Triều Tiên có khả năng sở hữu một hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) sẵn sàng được đưa vào sử dụng trước năm 2020, đồng thời sử dụng nhiên liệu rắn có tính ổn định hơn so với nhiên liệu lỏng. Trên trang web "38 North," viện nghiên cứu trên cho biết việc sử dụng nhiêu liệu cứng sẽ rút ngắn tầm bắn của SLBM, song Triều Tiên vẫn có thể gây ra mối đe dọa đầy thách thức với Nhật Bản và Hàn Quốc. Cụ thể, Triều Tiên "đã từ bỏ mẫu thiết kế dùng nhiên liệu lỏng vốn liên tục thất bại trong quá khứ và chuyển sang hệ thống nhiên liệu rắn chắc chắn hơn." Thiết kế mới này vẫn đang ở trong những giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và còn nhiều việc cần phải làm. Nhiều khả năng, "việc phát triển mẫu thiết kế đơn giản hơn này sẽ không gặp nhiều khó khăn và sẵn sàng được đưa vào sử dụng trước năm 2020." Theo USKI, nếu nhiên liệu lỏng được sử dụng, SLBM có thể bay xa 1.600km. Tuy nhiên, tầm bắn này bị rút ngắn xuống 900km nếu sử dụng nhiên liệu rắn. USKI nói: "Tầm bắn này vẫn là đủ để vươn tới toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và một số khu vực ở Nhật Bản, tính từ vùng lãnh hải của Triều Tiên. Nếu tàu (Triều Tiên) mạo hiểm tiến vào biển Nhật Bản thêm chỉ một đoạn, nó có thể nhắm bắn bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Nhật Bản." USKI cho rằng vụ thử SLBM lần thứ 5 hồi tuần trước là lần đầu tiên Bình Nhưỡng sử dụng nhiên liệu rắn để tránh làm lãng phí tài nguyên sau 4 vụ thử thất bại trước đó. Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho rằng SLBM trong vụ thử tuần trước của Triều Tiên chỉ bay được 30km. Theo Vietnam+ |