【kq duc 1】Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung ứng sau dịch Covid
Các doanh nghiệp FDI đa quốc gia đang tìm hiểu các doanh nghiệp chuyên sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước. Ảnh T.D |
Đó là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ và phát triển cho các nhà cung cấp trong nước 2020 do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (SHTP) phối hợp với Công ty Techtronic Industries (Tti) tổ chức ngày 2/7.
Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý SHTP cho biết, sự kiện là tín hiệu rất tốt, cho thấy DN nước ngoài đánh giá cao năng lực cung ứng của DN trong nước. Sau đại dịch nhiều DN trong SHTP có kế hoạch mở rộng sản xuất. Đây là điều rất đáng mừng vì hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng của họ đang dịch chuyển về Việt Nam. Bước đầu tiên là tập đoàn mẹ đang đẩy đơn hàng về các nhà máy tại Việt Nam. Do vậy hoạt động mở rộng của các DN FDI tại Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc thu hút các doanh nghiệp mới thì phải tạo ra cơ chế thuận lợi cho DN hiện hữu mở rộng sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất
Theo ông Nate Easter, Phó chủ tịch Điều hành Công ty Tti Việt Nam, hiện DN có nhà máy tại Bình Dương sản xuất dụng cụ điện, phụ kiện, dụng cụ cầm tay, thiết bị điện dùng ngoài trời và tự chăm sóc sàn xe (DIY). Có khoảng 38% nhà cung ứng nội địa tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm của TTi Việt Nam. Theo kế hoạch tháng 10 năm nay, TTi sẽ triển khai dự án xây dựng một nhà máy và một trong tâm nghiên cứu tại SHTP.
Lần đầu tiên tổ chức kết nối, tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam, ông Nate Easter hy vọng trong 2 năm tới, sẽ thu hút khoảng 180 - 200 DN Việt Nam trở thành nhà cung ứng cho TTi, nâng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm của TTi tại Việt Nam lên 60% trong năm 2020 và đạt 80% vào năm 2021 và giá trị xuất khẩu đạt 4,5 tỉ USD vào thị trường EU và Hoa Kỳ.
Theo Sở Công thương TPHCM, UBND TPHCM đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ DN ngành công nghiệp hỗ trợ như vốn, công nghệ, đối tác, thị trường nhằm khai thác hết tiềm năng của ngành.
Vừa qua, TPHCM cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ lãi vay để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới trong thời gian 7 năm, mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án; kết nối cung cầu sản phẩm giữa DN của thành phố với các DN đầu cuối, DN thuộc lĩnh vực FDI, các DN nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước; giúp DN nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các tập đoàn kinh tế nước ngoài…
Dịp này, Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM, công ty Techtronic Industries đã kí thỏa thuận hợp tác hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp trong nước 2020 nhằm kết nối, mở rộng thị trường và tìm các nhà cung cấp trong nước nguyên liệu công nghiệp hỗ trợ cho các DN FDI đa quốc gia.
相关推荐
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Vinaconex định bán 70% cổ phần Xi măng Cẩm Phả
- 7 bữa sáng nhanh gọn cho cả tuần bận rộn
- Bán vé truyền thống trúng thưởng Vietlott
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có thể tiêu tốn kỷ lục 11 tỷ USD
- Mẫu tablet mới của Apple nhẹ hơn iPad 4 tới 25%
- Hàn Quốc kêu gọi giới tài chính ủng hộ chính sách phục hồi kinh tế