当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ti lê bong da】Quan làng và nông dân正文

【ti lê bong da】Quan làng và nông dân

作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:18:16 评论数:

Chuyện xưa

Trong sử sách vùng Đồng bằng Bắc Bộ ghi nhận có hai vị quan tự tử vì nghĩa lớn,àngvànôngdâti lê bong da vì nhân dân, vì hộ đê giúp làng giúp nước.

Vị thứ nhất cách thời nay khá xa là Hắc hiển linh tôn thần - tiến sĩ triều Trần đang được thờ ở đình làng Tống Thỏ (Đông Mỹ, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Làng có quãng đê chung tiếp giáp với Tống Kê bị vỡ, dân hàn đắp lại mãi không xong. Vâng lệnh vua Trần về làm Hà đê sứ (chức quan chuyên chăm lo việc đê điều), Hắc tiến sĩ ngày đêm đốc thúc việc đào đắp nhưng vết vỡ vẫn lở mỗi lúc một lớn, tinh thần người dân hoang mang tính bỏ chạy. Thấy vậy Hà đê sứ thúc tuấn mã phi cả người lẫn ngựa xuống quãng đê vỡ ngăn dòng nước lũ rồi hóa luôn ở đó.

Hành động quả cảm này đánh động ngay cả những tinh thần đang bạc nhược nhất của những người hộ đê. Làm quan hưởng bổng lộc phú quý từ thiên triều còn không tiếc chi tính mạng huống hồ sau con đê là làng mình, nhà mình, vợ con mình, tính mạng mình để vỡ sao cam lòng? Suy nghĩ đó thay mọi lời hiệu triệu. Dân kìn kìn đem cọc tre, đem đất đá, đem cả chính thân thể mình kết lại thành bè, thành mảng hàn đê.

Đê vỡ rồi lại lành, đồng xanh lúa, chợ đông vui, làng quê trở về trù mật. Kể từ đó trong làng ngoài xã đều lập miếu thờ báo ơn quan hộ đê. Miếu thờ trước kia đặt tại ba nơi Quan Thổ, Ô Mễ và ngoài đê sau mới chuyển về thờ tại đình. Ngày 25/7/1924 vua Khải Định sắc phong hộ đê sứ là Quang ý dực bảo trung hưng, trung đẳng thần (Vị thần sáng suốt phù giúp giữ gìn hưng thịnh đất nước).

Nhớ ơn Hắc hiển linh, dân gian truyền tụng mãi bài thơ: “Vâng lệnh vua Trần sứ hà đê/ Vụng xoáy sông Trà, Tống, Thượng, Khê/ Lũ to đê vỡ làng ngập lụt/ Nước mạnh tràn dâng nghĩ hết bề/ Phi ngựa gieo mình ngăn dòng thác/ Kêu gọi thần dân quyết cứu đê/ Gương ngài tiến sĩ đầy dũng cảm/ Dân quyết hạp long nước thôi về”.

Đình làng Tống Thỏ

Vị quan thứ hai, gần với lịch sử hiện đại hơn là một người ngoại quốc. Sách "Tài liệu địa chí Thái Bình" ghi: “Pêrê quan cai trị hạng ba từ 2/4/1913 - 17/8/1913. Một vị quan cai trị hết lòng vì nhiệm vụ, vì không bảo vệ được đê điều trong tỉnh chống lại với lũ lụt nên đã tự tử. Một đài tưởng niệm cũng đã được xây dựng để ghi nhớ công lao của ông”.

Cái chết của ông liên quan đến vụ vỡ đê Phú Chử ở huyện Vũ Thư. Vụ vỡ đê khủng khiếp năm nào khiến cho vẫn còn một vụng to gọi là vụng Vỡ nằm sát chợ xã Việt Hùng ngày nay. Tuy là quan cai trị, mục đích đầu tiên là phục vụ đế quốc thực dân nhưng việc đắp đê, chống lũ cũng đem lại lợi ích to lớn cho người dân hạ nguồn sông Hồng hồi ấy.

Suốt mấy ngày loay hoay tìm kiếm ngôi miếu thờ ông ở Phú Chử không thấy, ở Vũ Thư cũng không thấy, cuối cùng nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng bảo tôi rằng có thể ngôi miếu xưa ở ngay chính TP. Thái Bình. Nền móng miếu đã bị biến thiên lịch sử tàn phá mất dấu nhưng “ngôi miếu” tạc ở trong lòng dân thì không bao giờ bị tàn phai.

Chuyện nay

Anh trai làng Tập Thượng, Đinh Văn Khá (La Sơn, Bình Lục, Hà Nam) đã thẳng tưng mà rằng: “Trước mặt cán bộ gọi là anh nhưng đằng sau mười người thì chín người chúng em gọi là thằng hết. Thanh niên nông thôn giờ chỉ sợ mỗi công an, ngại va chạm mỗi cánh giao thông còn không quan tâm đến các loại cán bộ khác. Chủ tịch xã may ra còn biết là ai chứ Chủ tịch huyện đoan chắc nhiều người không hề biết”.

Tâm lý ngại cán bộ thậm chí ghét cán bộ khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn nhất là những vùng từng có chuyện lùi xùi, kiện cáo rồi lộ sai phạm của lãnh đạo.

Cách đây mấy năm La Sơn xảy ra một sự kiện động trời, bán trái phép gần 400 suất đất khiến cho từ Bí thư Đảng ủy đến Chủ tịch Ủy ban cùng non nửa tùy tùng dính kỷ luật, ăn cảnh cáo. Đội ngũ cán bộ này sau đó phải rút lui trong tư thế cúi mặt trước miệng lưỡi của dân làng luôn như những mũi dao găm đâm sau, chém trước.

Cán bộ bị dính chàm thành từng chùm, từng dây gây hậu quả nhãn tiền khủng hoảng niềm tin cho dân chúng. Ông Đinh Văn Khả từng 10 năm làm trưởng thôn Tập Thượng than phiền về bộ máy cồng kềnh cán bộ cơ sở hiện nay. Hồi ông làm trưởng thôn kiêm luôn cả công tác mặt trận, quân sự, nông dân, công an nhưng giờ mỗi chức danh thường phải một người, chức danh nào hầu như cũng có tiền hỗ trợ.

“Ví như anh thôn đội trưởng, một năm chỉ phát giấy gọi đăng ký tuổi 17 một hai ngày, khi sơ tuyển trúng thì phát lệnh nghĩa vụ cho cỡ 2-3 người nữa, tất tật mất chừng mấy ngày nhưng cũng lĩnh mấy trăm ngàn đồng/tháng. Như ban công an xã có 1 trưởng, 1 phó cùng 13 công an viên ở 13 thôn cộng 5 ông thường trực mà không hiểu sao trộm cắp vẫn nổi lên như rươi", ông Khả bộc bạch.

La Sơn có 24 ông hội đồng nhân dân. Ban công tác mặt trận thôn là nơi nắm tâm tư nguyện vọng của quần chúng để đề đạt lên trên. Mặt trận thôn gồm trưởng ban kiêm bí thư, trưởng thôn, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi… nhưng không hề có hội đồng nhân dân. Bàn chuyện chuyển đổi ruộng đất, xây dựng nông thôn mới, việc xóm hay việc làng ông hội đồng có đến cũng chỉ tư cách một người dân đen không hơn không kém chứ đừng nói đến giám sát theo trách nhiệm, chức trách của mình. Xã đang được cấp cả trăm, cả ngàn tấn xi măng để xây dựng nông thôn mới nhưng dùng vào đâu cho có ích, cho khỏi thất thoát đang là một nỗi lo rất khó tường minh.

Ông Nguyễn Hữu Chúc, Bí thư Chi bộ thôn An Ninh (La Sơn, Bình Lục, Hà Nam), một Chi bộ vỏn vẹn 4 người không già cả cũng đứng tuổi, không anh em ruột cũng anh em họ bảo tôi rằng: “Dưới cơ sở, người dân vẫn tin vào Đảng nhưng đáng lẽ dân bức xúc một vấn đề gì thì Đảng phải chỉ đạo chính quyền giải quyết ngay, đấy mới là lãnh đạo toàn diện, không nên để mặc cho chính quyền tự xử lý như hiện nay. Đất đai hiện đang là vấn nạn toàn quốc, cán bộ làm sai luật, dân không tin vào cán bộ, không tin vào cả luật pháp nữa.

Đã đành không làm mới không sai nhưng sai nhiều hay sai ít, cái sai thuộc về bản chất hay không? Bản tính của người nông dân chỉ cần ăn no, mặc ấm, tháng ba ngày tám có dăm ba tạ thóc trong bồ, trong nhà có cái ti vi, cái xe máy là thỏa mãn rồi nhưng đừng để họ mất lòng tin, mất kiên nhẫn. Ví như, Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ cho người trồng lúa 500.000đ/ha, ở dưới chúng tôi và cả nhiều nơi khác nữa danh sách đã được lập hai ba vụ nay mà ngóng dài cổ chẳng thấy tiền đâu hỗ trợ”.

Hệ thống đoàn thể chính trị cơ sở giờ cồng kềnh nhưng hoạt động kém, phối hợp với nhau lại càng kém. Có tí thành tích đoàn thể, tổ chức nào cũng nhận nhưng hễ phải truy trách nhiệm về một vấn đề nào đó yếu kém thì lờ tịt đi. Tâm thế những cuộc họp hành ở nông thôn bây giờ là không muốn nghe, không muốn góp ý bởi chúng chẳng mấy khi liên quan đến bát cơm, manh áo mà toàn nói chuyện trên trời.

Theo Báo nông nghiệp

最近更新