当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định ajax amsterdam】Thủ tướng Chính phủ chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Minh Lâm chủ trì tại điểm cầu tỉnh Long An

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến năm 2023, cả nước có hơn 31.700 HTX, 158 liên hiệp HTX và 73.000 tổ hợp tác. Năm 2022, doanh thu bình quân của các HTX đạt gần 3,6 tỉ đồng/năm, tăng 35% so với năm 2021; lãi bình quân khoảng 366 triệu đồng/năm, tăng 71% so với năm 2021; thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX năm 2022 là 56 triệu đồng/người/năm,…

Trong 20 năm qua, hành lang pháp lý chung và các cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại; ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ; hỗ trợ về đầu tư phát triển hạ tầng; chính sách giao đất, cho thuê đất; chính sách về tín dụng; hỗ trợ chế biến sản phẩm;…

Trong đó, từ năm 2013-2021 có hơn 362.000 lượt cán bộ, thành viên HTX được đào tạo, bồi dưỡng; có hơn 2.600 HTX nông nghiệp được hỗ trợ xúc tiến thương mại với số tiền khoảng 255 tỉ đồng. Giai đoạn 2013-2020, cả nước đã hỗ trợ hơn 5.800 HTX ứng dụng, chuyển giao công nghệ với tổng kinh phí khoảng 268 tỉ đồng; doanh số cho vay đối với HTX, liên hiệp HTX trong giai đoạn 2013-2021 đạt khoảng 50.800 tỉ đồng… HTX đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình kiểu mới theo quy định của pháp luật. Số lượng HTX, liên hiệp HTX thành lập mới tăng đáng kể, phát triển đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô và chất lượng, hỗ trợ tốt hơn cho các thành viên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập thường xuyên cho người lao động.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận những vấn đề mới trong phát triển KTHT, HTX. Trong đó có nhiều ý kiến góp ý, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho khu vực kinh tế tập thể, HTX thiết thực, phù hợp với cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giai đoạn mới.

Phát biểu kết luận diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu tham dự. Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phát triển kinh tế tập thể là 1 trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động lấy lợi ích kinh tế là chính; đồng thời, coi trọng lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn. Trong đó, đề cao lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho từng thành viên và tập thể; thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp. Một số thành viên tham gia hoạt động của HTX còn mang tính hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Hiệu quả hoạt động HTX chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, quản lý còn hạn chế.

Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính đề nghị, cần chủ động thoát khỏi những rào cản, chuyển biến mạnh mẽ cả về tư duy, nhận thức và hành động theo hướng ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ...

Đồng thời, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất sử dụng lao động; tăng cường liên kết. Cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế tập thể; đổi mới tư duy, có tầm nhìn xa, tổ chức thực hiện bao trùm, tổng quát hơn; nỗ lực bắt kịp, tiến cùng và vươn lên với các thành phần kinh tế khác,.../.

Khánh Duy

分享到: