当前位置:首页 > Cúp C2

【ti so bong da c1】Bỏ áp trần giá sữa: Giá và chất lượng có còn đảm bảo?

Báo Cà Mau(CMO) Thị trường sữa trên địa bàn tỉnh hiện nay tương đối ổn định, không biến động nhiều như lo ngại của người tiêu dùng. Tuy vậy, việc gỡ bỏ áp trần giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ tạo bước ngoặt khá lớn, sữa nội và sữa ngoại bước vào cuộc đua để chiếm thị phần.

Bỏ áp trần giá sữa giúp người tiêu dùng có thể mua với mức giá hợp lý.

Sau gần 3 năm áp dụng biện pháp bình ổn giá, buộc doanh nghiệp đăng ký giá và áp giá trần đối với trên 900 mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Chính phủ đã quyết định kết thúc bình ổn giá sữa từ ngày 1/4/2017. Sau thời điểm này, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng này được phép tự điều chỉnh tăng hoặc giảm giá khi các yếu tố đầu vào thay đổi như: giá nguyên liệu, tỷ giá, giá nhập khẩu… Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) cần thông báo với cơ quan quản lý giá về những điều chỉnh và có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về kê khai giá.

Giá cả tỷ lệ thuận với chất lượng?

Ghi nhận của phóng viên tại thị trường sữa bột trong tỉnh Cà Mau, hiện nay mặt hàng này có giá tương đối ổn định, tuy nhiên có một vài hãng sữa ngoại tăng nhẹ.

Chị Lê Kiều Tiên, Phường 7, TP Cà Mau, cho biết: “Nhà tôi có 2 bé dưới 6 tuổi, hiện nay tôi cho bé dùng sữa bột công thức Abbott Grow 2 và 3. Khi nghe thông tin gỡ bỏ áp trần giá sữa, tôi cũng cảm thấy lo lắng, để giảm bớt chi phí có lẽ tới đây tôi sẽ không cho dùng sữa ngoại nữa, vì tôi có đi đến mấy cửa hàng khảo sát giá thì thấy sữa bột nội giá cả bình dân hơn”.

Chị Nguyễn Thị Gấm, Phường 2, TP Cà Mau, hoang mang: “Tôi cũng có chút lo ngại các sản phẩm sữa đua nhau giảm giá khuyến mãi. Giá thấp thì chất lượng sữa có đảm bảo hay không?”.

Trên thực tế, việc người tiêu dùng lo lắng về các sản phẩm sữa tăng giá kéo theo chất lượng sữa là có căn cứ và dễ hiểu. Bởi lẽ, khi không còn quy định về mức giá trần, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa sẽ tự do trong việc đặt mức giá bán phù hợp với hoạt động kinh doanh để thu lại lợi nhuận cao nhất.

Việc bỏ giá trần, không loại trừ các hãng sữa chạy đua để giành thị phần, các DN phải tăng năng lực cạnh tranh, liên tục cải tiến mẫu mã, đẩy mạnh quảng bá, thay đổi chất liệu sữa cộng thêm đó là quà tặng, khuyến mãi, quảng cáo nhiều hơn hiện tại và mọi chi phí đều đổ dồn vào giá thành, khiến người tiêu dùng phải tăng chi phí khi mua sữa cho con. Ngược lại, với nhiều chi phí dồn lên giá thành như vậy mà giá sữa vẫn không đổi hoặc giảm, thì chất lượng sữa có đảm bảo hay không?

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thị trường sữa trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 20 nhãn hiệu dành cho trẻ em có nguồn gốc trong và ngoài nước. Các dòng sữa tiêu thụ mạnh trong tỉnh chủ yếu là Dielac, Friso, Vinamilk, Nutifood với giá từ 180.000-500.000 đồng/hộp 900 g.

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Cà Mau, việc gỡ bỏ giá trần thì người tiêu dùng sẽ được lợi, bởi thị trường sữa sẽ phát triển lành mạnh hơn, sòng phẳng hơn, do DN được quyền tự quyết giá bán và không cần phải tìm cách “lách” cơ quan quản lý như khi bị áp giá trần. Thị trường sữa cũng sẽ bước vào cuộc đua giá để giành thị phần, giành sự tin yêu của người tiêu dùng, buộc DN cạnh tranh lành mạnh, phấn đấu tăng năng lực, hạ giá thành, đây là cuộc chiến mà người tiêu dùng có lợi.

Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương, cho biết: "Sau khi bỏ giá trần, các cơ quan chức năng cần có biện pháp bình ổn giá, bảo vệ một số đối tượng tiêu thụ sản phẩm sữa như nhóm sữa bình dân cho người thu nhập thấp. Biện pháp quản lý hiệu quả nhất là nắm được đầu vào, công khai minh bạch niêm yết giá bán sản phẩm sữa, DN nhập khẩu bao nhiêu, giá cả bao nhiêu, giá thị trường, thuế, chi phí… Nếu ngành công thương quản lý tốt, nắm được các yếu tố đó thì DN không có cơ hội tăng giá bất hợp lý”./.

Mỹ Mỹ

分享到: