88Point88Point

【lịch đấu】Sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để phù hợp với thực tiễn

ảnh minh họa

Không còn phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị,ửađổichếđộkếtoánhànhchínhsựnghiệpđểphùhợpvớithựctiễlịch đấu cơ chế tài chính, ngân sách và chế độ báo cáo theo quy định mới. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã gấp rút chính sửa và ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn CĐKT HCSN.

Nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn

Ông Vũ Đức Chính cho biết, CĐKT HCSN được ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ- BTC (QĐ 19) của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau 4 năm thực hiện đã được sửa đổi, bổ sung một số nội dung bằng Thông tư số 185/2010/TT-BTC (185).

Ngoài CĐKT HCSN theo QĐ 19, Bộ Tài chính không ban hành CĐKT riêng cho các đơn vị phân loại theo quy mô tổ chức và hoạt động do đặc điểm hoạt động đa dạng, đan xen của các đơn vị HCSN. Tuy nhiên Bộ Tài chính đã ban hành một số CĐKT riêng áp dụng cho một số đơn vị có đặc thù hoạt động, ví dụ: CĐKT áp dụng cho Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; Dự trữ Nhà nước; các đơn vị thuộc Bộ Tài chính,...

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, CĐKT HCSN đã bộc lộ khá nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, cơ chế tài chính, ngân sách và chế độ báo cáo theo quy định mới.

Qua khảo sát từ Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, nhiều đơn vị đã phát sinh khá nhiều nghiệp vụ kinh tế mà CĐKT HCSN theo QĐ 19 và Thông tư 185 chưa đề cập đến và có hướng dẫn cụ thể về phương pháp kế toán. Ví dụ như: kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) cấp bù học phí cho các cơ sở đào tạo; kế toán tiếp nhận viện trợ; kế toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước; kế toán các loại phí, lệ phí theo pháp luật hiện hành,...

Đặc biệt, theo ông Chính, vào năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập với nhiều nội dung thay đổi trong cơ chế tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã và đang ban hành các nghị định để cụ thể hóa cơ chế tài chính theo từng lĩnh vực. Theo đó, đã phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế cần được hướng dẫn cụ thể về phương pháp kế toán.

“Đây là các nội dung phát sinh do cơ chế tài chính mới được ban hành trong hơn 10 năm qua. Cơ chế tài chính này áp dụng cho các đơn vị khác nhau, có tính chất đan xen, khó phân biệt và tách thành các nhóm đối tượng riêng. Vì vậy, cần phải bổ sung các nội dung này vào trong CĐKT HCSN”, ông Chính nêu quan điểm.

Hơn nữa, CĐKT đối với đơn vị HCSN theo QĐ 19 cũng không còn phù hợp với các quy định của các luật được ban hành vào năm 2015. Các mẫu biểu báo cáo đều không khớp với Luật Kế toán năm 2015 hay Luật NSNN 2015. Đơn cử, theo quy định của Luật Kế toán, các đơn vị HCSN phải lập các báo cáo tài chính và sử dụng báo cáo này để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị kế toán. Bên cạnh đó, theo Luật Kế toán thì các đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính còn có vai trò trong việc cung cấp thông tin cho KBNN để lập báo cáo tài chính nhà nước.

Tuy nhiên, cơ sở và phương pháp ghi chép kế toán trong CĐKT theo QĐ 19 đã tỏ ra bất cập. Ngoài việc không xử lý được các nghiệp vụ phát sinh mới còn không cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ, phù hợp để lập báo cáo tài chính một cách đáng tin cậy.

Chi tiết, minh bạch, phù hợp với thực tế

Theo ông Chính, nhằm sửa đổi những bất cập về CĐKT đối với đơn vị HCSN theo QĐ 19, Bộ Tài chính đã Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng từ năm 2018.

Thông tư đã quy định các nguyên tắc cơ bản về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính. Do các yêu cầu và nguyên tắc quản lý chặt chẽ của NSNN, nhằm đảm bảo cho các đơn vị thống nhất thực hiện, CĐKT này đã được thiết kế theo hướng quy định đầy đủ, chi tiết các nghiệp vụ cụ thể.

Ban hành kèm theo thông tư là phụ lục với các quy định chi tiết, cụ thể để các đơn vị có căn cứ và thống nhất thực hiện. Theo đó, nội dung về chứng từ trong phụ lục được thiết kế gọn hơn so với QĐ19, theo đó chỉ quy định các biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập của 4 chứng từ kế toán bắt buộc. Các chứng từ khác, nếu có phát sinh thì đơn vị chủ động lập đảm bảo các yếu tố theo quy định của Luật Kế toán.

Hệ thống tài khoản được bổ sung một số tài khoản so với QĐ 19, nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đáp ứng yêu cầu hoạt động mới của các đơn vị. Một số tài khoản theo quy định của QĐ 19 được gộp lại, sắp xếp phân loại lại phù hợp với tính chất của tài khoản, bản chất kinh tế và thực tế khối lượng giao dịch phát sinh tại đơn vị. Phương pháp kế toán được quy định theo nguyên tắc của kế toán tài chính đảm bảo thông tin được theo dõi rõ ràng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đảm bảo việc lập báo cáo tài chính và cả báo cáo quyết toán NSNN.

Sổ kế toán được thiết kế bao gồm sổ tổng hợp và các sổ chi tiết, làm căn cứ để các đơn vị lựa chọn, vận dụng theo hình thức sổ phù hợp. Trường hợp không phát sinh các nghiệp vụ kinh tế thì đơn vị không cần phải mở các sổ kế toán tương ứng...

Đức Minh

赞(29)
未经允许不得转载:>88Point » 【lịch đấu】Sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để phù hợp với thực tiễn