【ket qua cuo c1】Sau tai nạn giao thông, người phụ nữ làm mẹ nhờ xin tinh trùng
XEM CLIP:
Cuộc đời của người phụ nữ khuyết tật sống lại nhờ khát khao làm mẹ
“Chỉ sau một đêm,ạngiaothôngngườiphụnữlàmmẹnhờxintinhtrùket qua cuo c1 tôi mất tất cả…”
Buổi chiều mùa hè năm ấy, Dung hẹn người yêu ra nói chuyện:
“Em nghĩ chúng ta nên dừng lại. Em hiểu tình cảm của anh, cũng rất biết ơn anh vì đã lo lắng, chăm sóc cho em trong suốt thời gian qua. Nhưng chúng ta có duyên mà không có phận, anh nên đi tìm một người mới tốt hơn em”.
Chàng trai trẻ im lặng một hồi lâu, sau đó lưỡng lự gật đầu.
“Chúng ta không có duyên vợ chồng thì vẫn có thể làm anh em, bạn bè cơ mà”, Dung cười rạng rỡ, cốt là để xóa đi cái bầu không khí nặng nề giữa anh và cô, cũng là để anh bớt đi cảm giác khó xử.
Cô cứ giữ nụ cười trên môi như vậy cho tới khi thấy bóng lưng gầy gầy thân thuộc ấy khuất hẳn. Thế rồi, cô òa khóc, khóc như một đứa trẻ. Yêu nhau gần 4 năm và chỉ cách đám cưới mơ ước 3 tháng, hạnh phúc tươi đẹp kia đã không còn thuộc về cô nữa rồi.
Tháng 6 năm 2013, Dung khi ấy 30 tuổi, xinh xắn, tươi trẻ và đang ngập tràn trong những tháng ngày hạnh phúc của tình yêu. Thế nhưng, tai nạn giao thông bất ngờ ập đến đã cướp đi của cô tất cả.
Tỉnh dậy sau hai ngày trong phòng cấp cứu, cô thấy cả cơ thể đau đớn tới nỗi không thể cựa quậy, đầu và chân phải được băng kín. Bác sĩ kết luận cô bị vỡ hộp sọ, mất toàn bộ vùng xương trán, phải thay xương giả (xương titan) để tiếp tục sự sống. Mắt bên phải của Dung cũng bị mất vĩnh viễn, chân phải bị gãy, đóng tới 5 đinh.
Ngày biết được sự thật về bệnh tình của mình, Dung hoảng loạn, điên cuồng gào khóc. Bố mẹ phải đem vứt hết gương trong nhà, kể cả gương trang trí trên kệ tủ để tránh con gái mất bình tĩnh. Từ một cô gái tràn đầy sức trẻ, cuộc sống của cô khi ấy ngày ngày phải gắn với giường bệnh, băng bó, thuốc thang.
: Hoàng Thị Dung và con gái Hoàng Thị Kim Ngân - Ảnh: Nguyễn Liên
Tròn 1 năm sau vụ tai nạn, chân của Dung bắt đầu đi lại được. Đó cũng là thời điểm cô hẹn người yêu để nói rõ mọi chuyện.
“Suốt những ngày tháng tôi gặp nạn, anh ấy vẫn đối xử với tôi rất tốt. Bác sĩ nói tôi dù có thể đi lại được cũng không nên ra đường, vì họ không chắc chắn rằng tôi có đủ minh mẫn hay không. Một người khuyết tật như tôi làm sao có thể cứ ích kỉ níu lấy anh được?” Dung tâm sự.
Thế là, cô quyết định buông tay.
Khoảng thời gian sau đó, cô chỉ biết khóc, cứ tỉnh dậy là lại khóc. Giữa những cơn đau giằng xé cả về thể xác lẫn tinh thần, Dung đã rất nhiều lần muốn tìm tới cái chết. Nhưng thương cha mẹ, cô lại không làm được. Cô cứ tiếp tục chịu đựng mà sống như vậy, sống một cuộc đời tuyệt vọng.
Hi vọng làm mẹ và cuộc đời đổi khác
Cuộc sống của Dung chỉ thực sự đổi khác kể từ khi cô bắt đầu có khát khao làm mẹ. Ngày ấy, nhìn những đứa trẻ hàng xóm vui đùa, Dung không ít lần chạnh lòng. Cô thèm có một đứa con, thèm cảm giác ấm áp khi ôm con vào lòng, thèm tiếng cười khúc khích xua đi khoảng không lạnh lẽo, cô độc.
Chị Dung và con gái đến cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện Bưu điện - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tháng 10 năm 2017, qua lời kể của một vài người bạn, cô biết một người phụ nữ đơn thân, kém may mắn như mình cũng có thể có con nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Thế là, Dung tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện để được giúp đỡ.
“Tôi khó làm IUI (biện pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) do bị tắc vòi trứng nên bác sĩ tư vấn thực hiện IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Chi phí làm IVF khá tốn kém, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm, vì khát khao có con lớn quá.”, Dung kể.
Khi ấy, kinh tế gia đình vẫn đang trong giai đoạn kiệt quệ sau đợt cô tai nạn. Tiền bạc chẳng còn bao nhiêu, cô và bố mẹ phải chắt chiu từ nhiều khoản, thậm chí bán đi mảnh đất giãn dân để dành bấy lâu mới có đủ tiền thực hiện.
Chỉ sau 1 lần làm IVF, Dung đậu thai. Lần đầu tiên sau 4 năm sống trong tuyệt vọng, cô mới biết thế nào là niềm vui.
Con gái Dung chào đời vào 9h30’ sáng ngày 22/6/2018, sau hơn 35 tuần mang bầu. Bé nặng 3.1 kg và được mẹ đặt cho cái tên Kim Ngân với mong muốn con sẽ có một cuộc sống sung túc, no đủ sau này.
“Khoảnh khắc nghe con cất tiếng khóc trào đời, tôi trào nước mắt vì hạnh phúc. Lúc ấy, thuốc tê đang dần hết tác dụng nên tôi thấy đau lắm. Nhưng được nhìn thấy con nên bao đau đớn cũng trôi đi hết”, Dung mỉm cười nhớ lại.
Bé Kim Ngân hiện đã được hơn 13 tháng, rất bụ bẫm, đáng yêu và quấn mẹ.
Kim Ngân rất bụ bẫm, đáng yêu và quấn mẹ - Ảnh: Nguyễn Liên
Từ ngày có con gái, cuộc sống của Dung dường như chỉ xoay quanh con. Dung bảo, hầu như chẳng ngày nào cô được ngủ đủ giấc vì một đêm con quấy tới 3 lần, nhưng cô luôn thấy cuộc sống của mình ngập tràn hạnh phúc, những khủng hoảng, bế tắc của ngày trước dường như cũng tan biến đi đâu hết. Kim Ngân bây giờ trở thành động lực sống của Dung, giúp cô có thêm niềm tin, hi vọng để tiếp tục bước đi.
Sợ con thiếu thốn tình cảm, Dung luôn cố gắng làm tốt vai trò của cả người cha và người mẹ.
“Tôi sống cùng bố mẹ và em trai nên ngày ngày Kim Ngân còn nhận được sự yêu thương, chăm sóc hết lòng của ông bà ngoại và cậu nữa. Hiện cũng có một gia đình người bạn thân thiết vì thương hoàn cảnh hai mẹ con nên muốn nhận cháu làm con nuôi để cùng chăm sóc. Tôi đang nghĩ đến chuyện nhận lời để phần nào bù đắp tình cảm cho con, cũng là để con có một người cha”, Dung chia sẻ.
Dung bảo, đợi khi con cứng cáp hơn, cô sẽ kiếm một công việc gần nhà để có tiền lo cho con. Ước mơ lớn nhất của Dung là có thể thấy con gái được học hành tử tế và trở thành người có ích. Cô cũng mơ ước sớm có thể mua được mảnh đất, xây một ngôi nhà nhỏ ấm cúng để làm “khoản để dành” cho con sau này.
Nhìn đứa con gái nhỏ đang cọ quậy vì ngái ngủ, Dung vỗ nhẹ con, mỉm cười hạnh phúc. Sau vụ tai nạn, người phụ nữ bất hạnh ấy tưởng như đã mất đi cả một cuộc đời trọn vẹn. Nhưng giờ đây, cô có lại trọn vẹn một cuộc đời mới trong vòng tay…
Nguyễn Liên
Người mẹ 23 năm đồng hành cùng con gái mắc tan máu bẩm sinh: Tình yêu có thể làm nên điều kỳ diệu
- 23 năm bị bệnh hiểm nghèo, Quỳnh Anh đã rất nhiều lần bị bệnh viện trả về do không còn hi vọng sống nhưng cô gái trẻ đã vượt qua số phận, tiếp tục sống một cuộc đời có ích.