U17 Việt Nam nằm ở bảng I vòng loại U17 châu Á 2025 với U17 Yemen,ứcmạnhđốithủcủaUViệtNamtạivòngloạiUchâuÁsoi kèo west ham vs everton U17 Kyrgyzstan và U17 Myanmar.
Để có suất dự vòng chung kết U17 châu Á 2025, U17 Việt Nam phải vượt qua vòng loại với 3 trận đấu gặp U17 Kyrgyzstan, U17 Myanmar và U17 Yemen. Cả 3 đối thủ của U17 Việt Nam đều không phải các đội bóng có truyền thống tham dự giải châu lục thường xuyên.
Đối thủ của U17 Việt Nam mạnh thế nào?
Trong số các đối thủ của U17 Việt Nam tại vòng loại U17 châu Á 2025, chỉ U17 Yemen từng tham dự vòng chung kết vào năm 2023. Lứa cầu thủ sinh năm 2006-2008 chơi tốt, giành quyền vào tứ kết giải đấu trước khi bị U17 Iran loại trên chấm 11m. Đội hình U17 Yemen hiện tại có 3 cầu thủ từng góp mặt ở giải đấu đó là Adel Qasem, Abdulrahman Al-Khadher và Wadhah Al-Radfani.
Bóng đá Yemen những năm gần đây không thuộc nhóm mạnh ở đấu trường châu Á. Giai đoạn hoàng kim của bóng đá trẻ Yemen là từ năm 2002 đến 2004, thời điểm họ lên ngôi Á quân giải vô địch U17 châu Á và có suất tham dự U17 World Cup. Từ năm 2016 đến nay, Yemen liên tục có đại diện tham dự giải U17 châu Á nhưng không lần nào vượt qua vòng bảng.
Tuy vậy, tại vòng loại lần này, U17 Yemen vẫn được đánh giá cao hơn U17 Việt Nam. Thành tích vào tứ kết giải đấu năm 2023 giúp đội bóng Tây Á được xếp vào nhóm hạt giống số 1. U17 Yemen chính là đối thủ mạnh nhất của U17 Việt Nam ở bảng I.
2 đối thủ còn lại của U17 Việt Nam tại bảng I là U17 Kyrzystan và U17 Myanmar. Cả 2 đội bóng này đều không được đánh giá cao ở các giải châu lục và hiếm khi vượt qua được vòng loại. Muốn giành quyền đi tiếp, U17 Việt Nam phải thắng được 2 đối thủ này.
U17 Kyrzygstan mới vượt qua vòng loại giải châu Á duy nhất 1 lần trong lịch sử vào năm 2016. Tính từ năm 1998 tới nay, U17 Kyrzygstan đá vòng loại 11 lần thì 10 lần không được đi tiếp.
U17 Myanmar khá hơn đôi chút. Họ từng dự VCK vào các năm 2000, 2002 và 2006, nhưng chưa từng vượt qua vòng loại kể từ sau năm 2010. Lần gần nhất khán giả được chứng kiến U17 Myanmar tại VCK giải vô địch châu Á đã cách đây 18 năm.
Tại vòng bảng giải U16 Đông Nam Á 2024, đội hình U17 Việt Nam (khi đó là đội U16) thắng U16 Myanmar với tỉ số 5-1. Trong số 4 cầu thủ ghi bàn cho U16 Việt Nam ở trận đấu đó, có 3 người vẫn tiếp tục góp mặt tại vòng loại lần này là Nguyễn Việt Long, Nguyễn Thái Hòa và Nguyễn Thái Hiếu.
Điều kiện để U17 Việt Nam vượt qua vòng loại
U17 Việt Nam nằm ở bảng I vòng loại U17 châu Á 2025, diễn ra tại sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) từ 23/10. U17 Việt Nam sẽ lần lượt đấu các đội U17 Kyrgyzstan (23/10), U17 Myanmar (25/10) và U17 Yemen (27/10). U17 Việt Nam cần giành kết quả tốt trước U17 Myanmar và U17 Kyrgyzstan, trước khi đấu U17 Yemen ở lượt trận cuối cùng.
Theo thể thức vòng loại U17 châu Á 2025, các đội tuyển được chia thành 10 bảng đấu, trong đó có 7 bảng gồm 4 đội và 3 bảng gồm 5 đội. U17 Lebanon rút lui, khiến bảng H chỉ còn lại 3 đội tuyển. Chỉ các đội đầu bảng và 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất giành quyền tham dự vòng chung kết diễn ra tại Ả Rập Xê Út vào năm sau.
Như vậy, U17 Việt Nam chỉ chắc suất dự vòng chung kết nếu đứng đầu bảng xếp hạng. Trong trường hợp nhì bảng, thầy trò huấn luyện viên Cristiano Roland cần so thành tích với các đội nhì bảng khác. Do có bảng 3 đội nên U17 Việt Nam phải trừ đi kết quả đấu với đội cuối bảng.
Thành Lộc