Cụ thể,ỡbỏkiểmsoátmộtsốmặthàngraugiavịcủaViệsoi kèo bayern munich vs dortmund quy định sửa đổi một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Riêng đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp. Đặc biệt, so với Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây (parsley), rau mùi (coriander leaves), húng quế (basil), bạc hà (mint) không còn bị EU áp dụng các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp. Như vậy, các sản phẩm rau gia vị trên của Việt Nam đã được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU. Theo Quy định (EU) 2023/174, sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu tần suất kiểm tra là 20%; đối với ớt chuông của Uganda, Sri Lanka, Dominica và Việt Nam chịu tần suất kiểm tra là 50%. Định kỳ 6 tháng một lần, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu (EC) họp để xem xét, đánh giá mức độ vi phạm về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của các quốc gia xuất khẩu vào EU. Sau đó, EU sẽ thông báo những thay đổi trong quy định về các biện pháp kiểm soát. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Khoa học và Công nghệ trước đó đã ban hành bộ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7415 : 2004 Quy phạm thực hành chiếu xạ tốt để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh và các vi khuẩn khác trong gia vị, thảo mộc và các loại rau thơm. Quy phạm này áp dụng cho các loại gia vị khô hoặc được sấy khô, các loại thảo mộc ăn được và các sản phẩm rau khô hay sấy khô khác được dùng như thực phẩm gia vị). Nhìn chung, các thành phần thực phẩm này là các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và có thể gồm toàn bộ, một phần hay nhiều phần của cây. Quy phạm này đề cập đến các thành phần thông thường được sấy khô một cách tự nhiên tới độ ẩm thấp. Ngoài ra, một số thành phần có thể được băm hoặc nghiền hoặc thái nhỏ. Các gia vị, thảo mộc và các loại rau thơm được bổ sung vào các loại thực phẩm với mục đích làm thay đổi hương vị, mùi thơm hay màu sắc của thực phẩm theo mong muốn. Nhìn chung, chúng không có chức năng khác như các thành phần chính của thực phẩm và chúng thường được bổ sung với hàm lượng thấp. Quy phạm này không bao gồm các thành phần thực phẩm khô khác có thể được bổ sung vào các loại thực phẩm hoặc được sử dụng trong quá trình chế biến vì các mục đích công nghệ (ví dụ: tinh bột, gôm,…) và có những chức năng khác với chức năng đã đề cập đối với các loại gia vị và rau thơm. Bảo Linh (t/h) |