当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bóng đã trực tiếp】Chứng khoán tuần: Động thái mới của dòng vốn ngoại 正文

【bóng đã trực tiếp】Chứng khoán tuần: Động thái mới của dòng vốn ngoại

2025-01-10 20:48:40 来源:88Point 作者:La liga 点击:572次

chứng khoán tuầnTâm lý bắt đáy mạnh mẽ

Gần 9 điểm mất đi trong 3 phiên đầu tuần,ứngkhoántuầnĐộngtháimớicủadòngvốnngoạbóng đã trực tiếp nếu tính cả 4 phiên giảm liên tục, VN-Index đánh mất khoảng 11,7 điểm. Đó là nhịp điều chỉnh dài nhất trong sóng tăng hiện tại. Đó cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự phân hóa về niềm tin.

Hoạt động chốt lời thường xảy ra khi xuất hiện hai luồng suy nghĩ xuất hiện: Đầu tiên là của những nhà đầu tư đã đạt kỳ vọng trong ngắn hạn, họ hiện thực hóa lợi nhuận. Thứ hai là những nhà đầu tư vẫn kiên quyết nắm giữ để rồi kỳ vọng thay đổi khi nhận thấy thị trường khó có thể tăng trưởng hơn nữa.

Không thể khẳng định chắc chắn việc VN-Index dừng chân dưới ngưỡng 620 điểm là đỉnh của sóng tăng hiện tại hay chưa. Rất có thể thị trường sẽ lại tiếp tục tăng thêm lên 640 điểm, tương đương với đỉnh tháng 7. Do đó bên cạnh hoạt động chốt lời như vừa nói ở trên, vẫn còn quan điểm đối nghịch lại: Thị trường chỉ tạm điều chỉnh ngắn hạn để lấy đà tăng tiếp. Tâm lý này đã dẫn đến hành động bắt đáy mạnh trong hai phiên cuối tuần.

Mặc dù có thể nhìn nhận hai ngày tăng cuối tuần như là một dấu hiệu của khả năng thị trường tiếp tục tăng trưởng tiếp. Tuy nhiên, trên góc độ rộng hơn, đà tăng nối tiếp của chỉ số không có nghĩa là đà tăng nối tiếp trên giá cổ phiếu. Nói cách khác, hiện tượng phân hóa mạnh mẽ những ngày qua sẽ dẫn đến thực trạng tăng giảm giá khác nhau và khả năng kiếm lợi nhuận khác nhau.

Sự phân hóa này đã diễn ra suốt 3 tuần nay, kể từ khi VN-Index vượt qua ngưỡng 600 điểm. Vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào trong diễn tiến khác thường này của thị trường.

Hoạt động bắt đáy vốn được cho là nguyên nhân chấm dứt đợt giảm 4 phiên liên tục của tuần này – thực ra là do yếu tố dẫn dắt của các cổ phiếu lớn tăng giá – những bản thân các cổ phiếu lớn cũng thể hiện một sự phân hóa mạnh. Nhóm cổ phiếu HSX30 là ví dụ: tuần này chỉ có được 7 cổ phiếu tăng so với tuần trước, trong khi tới 21 cổ phiếu giảm. Nhóm cổ phiếu HNX30 cũng chỉ có được 10 cổ phiếu tăng, nhưng 19 cổ phiếu giảm.

Thống kê này chỉ ra hai điều đáng chú ý: Thứ nhất là mức độ phân hóa về sức tăng là rất khác nhau trên cổ phiếu cụ thể. FLC dẫn đầu với mức tăng 15,71%, VNM xếp thứ hai với 6,2% nhưng cổ phiếu thứ 3 là MBB chỉ tăng 3,81%. Thứ hai là mức tăng giá ở những phiên cuối tuần còn xa mới bù đắp được mức giảm giá ở 4 phiên trước đó. Điển hình như CII, phiên cuối tuần tăng khá mạnh 1,9%, nhưng so với cuối tuần trước giá vẫn giảm 5,36%. BVH tăng liền hai ngày những vẫn đánh mất 4,84%. STB, HCM, VIC, SSI cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Vì vậy, việc thị trường phục hồi khá tốt trong hai ngày cuối tuần mới chỉ là một dấu hiệu lạc quan của hiện tượng bắt đáy chứ chưa thể khẳng định là thị trường đã kết thúc nhịp điều chỉnh. Trên phương diện kỹ thuật, nhịp điều chỉnh chỉ kết thúc nếu như cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn các đỉnh giá cũ gần nhất trong quá khứ.

Bản thân VN-Index hiện vẫn đang nỗ lực phục hồi trở lại đỉnh cũ gần 618 điểm của các phiên giữa tuần trước. Chỉ số này phải tăng tối thiểu hơn 1% nữa mới có khả năng vượt đỉnh, góp phần xác nhận nhịp tăng mới.

Điều ấn tượng trong hoạt động bắt đáy hai phiên cuối tuần là thanh khoản đã gia tăng khá tốt. Quy mô khớp lệnh trung bình trong 2 phiên này là 2.661,2 tỷ đồng, trong khi trung bình giao dịch 3 phiên đầu tuần khoảng 1.995,6 tỷ đồng. Như vậy thanh khoản đã tăng trên 33%. Nếu khả năng mua tiếp tục được duy trì ở mức tăng như vậy, thị trường hoàn toàn có thể bước vào nhịp tăng mới.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/11

Giá đóng cửa ngày 9/11

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/11

Giá đóng cửa ngày 9/11

Mức tăng (%)

AGM

8.1

9.8

-17.35

TNT

18.7

14.1

32.62

ELC

22

26

-15.38

COM

52

40

30

VSI

13.5

15.8

-14.56

OGC

3.2

2.6

23.08

PNC

11.5

13.3

-13.53

HTL

163

134

21.64

TNA

33

38.1

-13.39

VLF

1.4

1.2

16.67

DTA

4.3

4.9

-12.24

DAG

13.8

11.9

15.97

LGC

21.7

24.5

-11.43

FLC

8.1

7

15.71

DHM

4.7

5.3

-11.32

SHI

15.9

13.8

15.22

DIG

10.5

11.6

-9.48

SVC

33.7

29.4

14.63

GMC

41.8

46.1

-9.33

CTD

140

123

13.82

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/11

Giá đóng cửa ngày 9/11

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/11

Giá đóng cửa ngày 9/11

Mức tăng (%)

SJC

3.9

5.1

-23.53

L43

6.6

4.8

37.5

HGM

36

44.1

-18.37

VCS

66

52.4

25.95

B82

8.2

9.9

-17.17

DPS

15.5

13

19.23

SGC

34.9

42

-16.9

ACM

4.3

3.7

16.22

PTS

5

6

-16.67

DGC

43

37.1

15.9

DC4

5.8

6.9

-15.94

CVN

2.2

1.9

15.79

TTZ

6.5

7.6

-14.47

SHN

11.9

10.4

14.42

HJS

13.7

16

-14.38

VDL

39

34.5

13.04

KHL

1.4

1.6

-12.5

SPI

2.7

2.4

12.5

SDD

2.2

2.5

-12

HAD

47

41.9

12.17

Vốn ngoại rút lui, nỗi lo mới

Trong sự hào hứng của lực lượng bắt đáy những ngày cuối tuần, một hiện tượng mới xuất hiện là áp lực rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại thường có mua có bán và đôi khi là bán ròng, nhưng động thái bán lớn vào thời điểm nhạy cảm này có hiệu ứng tiêu cực.

Tuần qua khối ngoại rút khỏi thị trường tổng cộng 359,8 tỷ đồng. Trong đó, riêng mức rút vốn trực tiếp bằng cách bán khớp lệnh là 216,1 tỷ đồng.

Mức rút vốn này cũng không có gì quá ấn tượng, nếu như nó không là đột biến cao nhất kể từ giữa tháng 8. Trong suốt 12 tuần giao dịch kể từ thời điểm đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ bán ròng tính theo tuần có 4 lần. Trong đó cũng chỉ có 2 tuần là trên 100 tỷ đồng.

Mặc dù các dấu hiệu chưa có gì rõ rệt, vì khối ngoại tháng 8 vừa rồi còn có tuần tháo chạy trên 700 tỷ đồng, nhưng đặt trong bối cảnh chung, tháng 11 và đầu tháng 12 sẽ là thời điểm khó khăn của dòng vốn này.

Thời điểm quan trọng nhất vẫn là quyết định có tăng lãi suất hay không của FED, sẽ chốt trong kỳ họp cuối tháng 12. Đã hai lần trì hoãn, liệu thị trường chứng khoán có tiếp tục được hưởng lợi lần thứ 3? Mức tăng nếu xảy ra sẽ là bao nhiêu và sẽ gây sốc cho thị trường như thế nào?

Thị trường chứng khoán Mỹ tuần qua đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 8, với mức sụt giảm 3,6% ở S&P 500 và 3,7% ở chỉ số Dow Jones và 4,3% ở Nasdaq. Khá giống với thị trường Việt Nam, chứng khoán Mỹ đã có 6 tuần tăng trưởng khá tốt kể từ khi FED liên tục lùi việc tăng lãi suất. Mùa kết quả kinh doanh cũng đã kết thúc.

Giá dầu thế giới đang liên tục giảm với một tuần mất 8%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 3 năm nay. Đây cũng là tuần giảm mạnh thứ 2 liên tiếp của giá dầu, đưa từ mức trên 50 USD/thùng (dầu Brent) xuống dưới 45 USD/thùng. Giá dầu đang ở ngay sát đáy tháng 8/2015. Các cổ phiếu dầu khí có thể sẽ là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong ngắn hạn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

2.11.2015

2,212.8

148.9

109.9

3.11.2015

2,527.4

136.8

121.5

4.11.2015

2,252.6

192.4

151.4

5.11.2015

1,919.2

98.4

85.0

6.11.2015

2,336.8

104.0

69.0

9.11.2015

2,192.4

108.9

101.1

10.11.2015

1,953.0

102.3

84.0

11.11.2015

1,841.4

71.4

89.4

12.11.2015

2,595.2

98.1

243.0

13.11.2015

2,727.1

114.2

193.5

Trọng Nghĩa

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜