TheâydựngCầnThơtrởthànhđôthịtrungtâmđồngbằngsôngCửbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng trung quốco báo cáo tại hội thảo, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 45- NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, địa phương đã đạt được các kết quả to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực từ phát triển kinh tế xã hội tới đảm bảo quốc phòng an ninh.
Ấn tượng nhất có thể nói là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2006 - 2019, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức bình quân 7,27%/năm, cao hơn mức trung bình toàn quốc. Chỉ riêng năm 2019, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) gấp 5 lần so với năm 2005, đạt 100 nghìn tỷ đồng; đóng góp khoảng 1,8% GDP cả nước, khoảng 3,9% GRDP của 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Thu ngân sách theo dự toán trung ương giao tăng bình quân 12,4%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 14,3%/năm trong giai đoạn 2006 - 2019; là địa phương có mức thu ngân sách và mức điều tiết ngân sách về trung ương cao nhất so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2016 - 2019…
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng điểm đã đạt được, Cần Thơ chưa hoàn thành mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp và trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như nghị quyết đã đề ra.
Nhận thức được những ưu thế cũng như tồn tại, hạn chế của địa phương, Cần Thơ đã và đang đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để tập trung thực hiện. Ông Trần Quốc Trung - Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố cho biết: Việc cần làm là đổi mới tư duy về phát triển Cần Thơ trên cơ sở phát huy được các tiềm năng và lợi thế mà các địa phương khác không có cũng như đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát triển, nhất là phát triển nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó là thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quản lý đô thị, trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long song song với việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
“Đặc biệt, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, y tế, dịch vụ khoa học – công nghệ; khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… của vùng; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng- an ninh” – ông Trung nhấn mạnh thêm.
Chỉ đạo hội thảo và cũng định hưởng phát triển cho Cần Thơ thời gian tới, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 45 đề nghị phát triển Cần Thơ không thể tách rời và cần gắn chặt với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển Cần Thơ phải vì toàn vùng và toàn vùng vì Cần Thơ, từ đó xây dựng Cần Thơ trở thành đô thị trung tâm vùng.
Ông Bình cũng đề nghị phát triển cần phải thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; lựa chọn lĩnh vực phù hợp để phát triển công nghiệp; phát triển trở thành trung tâm dịch vụ và giải pháp khoa học công nghệ cao trên mọi lĩnh vực; tận dụng nguồn lực nội tại về đất đai và con người để khai thác tối ưu phục vụ sự phát triển.
“Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đào tạo nguồn nhân lực, vốn được coi là điểm nghẽn lớn nhất hiện nay của Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long; thu hút doanh nghiệp để gắn việc đào tạo với sản xuất và thu hút nguồn lao động tại địa phương, tránh việc di chuyển lao động sang khu vực khác gây ra nhiều vấn đề về xã hội như hiện nay” – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói.
Các ý kiến tham gia tại hội thảo này sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổng kết Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị về "xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và đề ra các phương hướng phát triển bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vân Hà