Đã 22 năm danh hoạ nổi tiếng họ Trần hoá thân vào cõi vĩnh hằng nhưng tình yêu của người vợ kém ông 36 tuổi thì vẫn luôn vẹn nguyên như thời ông còn sống. Trong những ngày tháng cuối đời phải sống trong bệnh tật và đơn độc nhưng bà vẫn luôn đau đáu với những nguyện vọng và những đứa con tinh thần mà ông để lại. Chủ động tỏ tình với thầy khi biết mình đã yêu Cầm lon nước yến lên nhấp một ngụm trước khi chia sẻ câu chuyện dài về tình yêu của mình với người chồng đã đi xa,ệntìnhkỳlạcủadanhhoạTrầnVănCẩnvớivợtrẻbong đá lu vip họa sĩ Trần Thị Hồng như hào hứng hơn trong từng lời kể. Bà Hồng cho biết, quê gốc của bà vốn ở Đức Phổ, Quảng Ngãi. Năm lên 2 tuổi, mẹ bà qua đời nên bà phải sống với gia đình nhà nội. Năm 1954, khi tập kết ra Bắc, bố bà đã mang bà theo. Từ nhỏ, năng khiếu vẽ đã rất rõ nét trong bà nhưng gia đình không đồng ý cho bà theo học nghề này bởi nghĩ nghề không có tương lai. Bà Trần Thị Hồng thời còn là nữ sinh trường Mỹ thuật. Tuy nhiên, vì quá đam mê hội họa nên bà vẫn nộp đơn đăng ký thi vào trường Mỹ thuật Hà Nội. Lần thứ nhất, bà nộp hồ sơ đăng kí dự thi vào lớp sơ trung hệ 7 năm của Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội, bố bà không chịu kí đơn cho bà đi học. Lần thứ hai, tình yêu nghệ thuật cứ bùng cháy dữ dội trong bà khiến bà đành phải giấu gia đình, làm hồ sơ rồi nhờ một người bác họ kí cho để đi học. Và cũng chính nhờ cơ duyên này mà bà đã được gặp rồi bén duyên với danh họa Trần Văn Cẩn, lúc đó là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Theo bà Hồng thì bà cũng như nhiều nữ sinh khác của trường thời bấy giờ, dù mới chân ướt chân ráo bước vào trường nhưng đã nghe khá nhiều câu chuyện “cổ tích” về thầy Hiệu trưởng Trần Văn Cẩn. Đối với thế hệ sinh viên thời bấy giờ, thầy Trần Văn Cẩn không chỉ là một danh họa tài năng nức tiếng Đông Dương mà còn là một người thầy rất đức độ, yêu thương sinh viên và có nếp sống chuẩn mực. Vì lẽ đó mà sự ngưỡng mộ người thầy Hiệu trưởng cứ tăng dần trong bà. “Thời đó, ông Cẩn nổi tiếng là người có gương mặt có những đường nét hiếm có. Đối với sinh viên mỹ thuật thì gương mặt của ông đặc biệt biểu cảm về tạo hình. Vì lẽ đó mà khi được giao bài tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc tôi đã xin được đến nặn tượng chính ông thầy Hiệu trưởng của mình. Khi tôi ngỏ lời với ông, ông vui vẻ nhận lời ngay mà không lăn tăn nghĩ suy gì hết. Khoảng thời gian này, hằng ngày cứ đúng đầu giờ sáng tôi lại có mặt trong phòng của ông, làm những công việc quét dọn, pha trà và đặc biệt là nhặt nhạnh các tác phẩm ông vẽ vương vãi trong phòng làm việc rồi chờ khi ông rỗi lại nhờ ông làm mẫu để bà nặn tượng. Trong thời gian này, tôi cũng làm mẫu cho ông ký họa một số bức tranh về tôi”, họa sĩ Trần Thị Hồng nhớ lại. Sự đồng điệu của hai tâm hồn yêu nghệ thuật, sự chân thành của tình cảm thầy trò như một sợi dây vô hình nhanh chóng kết nối cô học trò vừa tròn đôi mươi lại với ông thầy 61 tuổi. Mầm yêu cứ nhú dần lên trong trái tim cô học trò nhỏ khi hằng ngày cô chứng kiến cuộc sống đơn độc và đạm bạc của ông. Cô thấy mình cần phải có bổn phận bù đắp và sưởi ấm trái tim cô đơn mà bao nhiêu năm qua ông một mình chịu đựng. Để rồi, khi không thể kìm nén tình cảm đang dâng đầy trong mình, cô học trò 23 tuổi đã không ngần ngại nói lời: “Thầy ơi, em yêu thầy” trước ông thầy Hiệu trưởng hơn mình đến 36 tuổi sau bao đêm trằn trọc nghĩ suy. |