Có 4 ha tiêu và cà phê nên năm nào đến mùa khô,ng dbảng xếp hạng melbourne city gặp melbourne victory ông Nguyễn Lam ở ấp Pa Pếch, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú cũng loay hoay với bài toán chống hạn. Ít thì tốn vài triệu múc hồ, nhiều thì vài chục triệu đồng tiền khoan giếng. Nhưng có nước chống hạn hay không lại là một chuyện khác. Ông Lam nói: “Trước kia tôi cũng múc hồ tạo nguồn nước nhưng những năm đó thời tiết ít khô hạn, nắng nóng không kéo dài. Năm nay, hạn nên hồ cạn khô. Năm ngoái tôi cũng khoan 2 mũi tốn mấy chục triệu đồng nhưng cũng chẳng có nước”. Thợ khoan giếng công nghiệp đang chuẩn bị giàn khoan “Năm nay thời tiết nắng quá nên phải đầu tư khoan giếng bằng giàn khoan công nghiệp. Tôi mới hỏi chủ khoan giá thì họ nói 65 triệu một giếng, mà mới là đóng ống chống thôi chứ chưa có ống bơm. Dây điện mình phải tự lo, tính ra khoan một cái giếng chi phí hết hơn 70 triệu đồng” - ông Lam cho biết. Biết vậy nhưng sau nhiều đắn đo, ông Lam cũng quyết định khoan một cái trong vườn nhà bởi ông cho rằng “sản xuất nông nghiệp mà mình không đeo bám thì không có nước. Dù có vay mượn cũng phải làm hết sức để có nước chống “cháy”. Bởi vườn cà phê không có nước tưới thì không được”. So với giàn khoan thủ công, giàn khoan công nghiệp có thể rút ngắn thời gian khoan đến mức tối đa, độ sâu lớn và không tốn nhiều chi phí phát sinh. Hơn nữa, lượng nước khoan được cũng ổn định hơn. Anh Ngô Mạnh Vũ, thợ khoan giếng công nghiệp cho biết: “Khoan giếng công nghiệp đắt tiền vì thời gian nhanh, không tốn chi phí mồi nước. Giảm thời gian để bà con làm việc khác, chứ khoan thủ công nửa tháng mới xong, còn giếng tụi tôi làm chỉ 2-3 ngày là xong”. Với những ưu điểm như vậy nên dù giá khá cao, trung bình từ 65-70 triệu đồng một giếng khoan hoàn chỉnh, nhiều nhà vườn vẫn chọn giếng khoan công nghiệp. Bởi nếu phải chờ đợi nước một tuần đến nửa tháng từ giếng khoan thủ công thì những thiệt hại về cây trồng sẽ khó mà bù đắp nổi. Anh Vũ cũng cho biết thêm, những tháng nắng, anh gần như không có ngày nghỉ, bởi phải đi khoan liên tục cho các nhà vườn. “Mùa khô, trung bình 1 tháng tôi làm từ 7-10 cái giếng ở các huyện”. Ồ ạt khoan giếng chống hạn đang khiến nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng và ngày càng cạn kiệt. Thế nên, dù là khoan giếng thủ công hay công nghiệp cũng đều có tính rủi ro và không thể đảm bảo 100% sẽ có nguồn nước tưới. Anh Nguyễn Đình Dũng, một thợ khoan giếng nói: “Trong 1 tháng đi khoan mà bị khoảng 3 cái giếng không có nước thì chi phí rất lớn, có thể dẫn đến huề hoặc thậm chí lỗ vốn. Giếng khoan công nghiệp sử dụng công nghệ cao nên hao phí về nhiên liệu rất lớn, một ngày phải mất từ 500-600 lít dầu vận hành. Hơn nữa, tiền đầu tư cho một giàn khoan cũng phải trên dưới 1 tỷ đồng. Anh em theo nghề này cũng vất vả lắm, đi khắp nơi nhưng rủi ro không thể lường trước được”. Việc khoan giếng công nghiệp đối với người dân đang diễn ra nhiều nơi trong tỉnh, nhất là trong tình hình nắng nóng như hiện nay. Tuy nhiên, việc khoan giếng trên sẽ ảnh hưởng đến sự sụt giảm, cạn kiệt và gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của ngành chức năng và chính quyền địa phương. Hạ Băng |