【đội hình napoli gặp juventus】Chống phân bón giả, quản lý thị trường “ngồi” đâu?
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:57:08 评论数:
Quản lý thị trường biết hết!
Đã có rất nhiều bài tham luận tham gia tại hội thảo kiến nghị về cách xử lý dứt điểm vấn nạn phân bón giả. Tuy nhiên, một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát phân bón lại vắng có mặt- đó là đại diện Quản lý thị trường. Được gọi tên ở gần cuối chương trình hội thảo nhưng cả hội trường hàng trăm người không thấy "bóng dáng" của lực lượng quản lý thị trường ở đâu.
"Chữa cháy" cho tình huống này, ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia (trước đây đã từng làm việc tại Cục Quản lý thị trường- Bộ Công Thương) cho biết, khó khăn lớn nhất của lực lượng quản lý thị trường trong việc kiểm tra, kiểm soát khâu giám định chất lượng bởi không phải ai cũng được quyền lấy mẫu.
Cũng bàn về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả dẫn chứng, khi lực lượng quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phát hiện cơ sở sản xuất phân bón giả thì lại phải mang mẫu đó đi gửi cơ quan giám định.
Thực tế, nhiều khi cơ quan giám định hoạt động trái pháp luật, cấp khống đủ chất lượng, dẫn đến “mũi dùi” lại quay lại lực lượng kiểm tra. “Tại sao không giao luôn việc kiểm nghiệm đó cho địa phương, cho lực lượng thuộc Ban chỉ đạo 389 quyền được kiểm nghiệm trước mắt mà lại phải gửi qua cơ quan giám định dẫn tới vụ việc chìm xuồng một cách rất đúng quy trình”, ông Phạm Ngọc Hùng nói.
Một khó khăn nữa trong vấn đề kiểm tra được ông Trần Hùng nhắc tới là “bắt được rồi thì xử lý thế nào”. Việc tiêu hủy phân bón giả đã được kiến nghị nhiều nhưng chưa thực hiện được bởi không phải vấn đề đơn giản, ô nhiễm môi trường, tiền lấy ở đâu và đơn vị nào thực hiện tiêu hủy.
Đã có rất nhiều ý kiến nêu ra tại hội nghị rằng, cần phải sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP theo hướng trao quyền, phân cấp rõ ràng cho địa phương, lực lượng khác, đồng thời có quy chế phối hợp quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) thông tin, cơ quan này đang thực hiện sửa Nghị định 202 với 9 nội dung lớn, trong đó có nội dung phân cấp. Theo đó, sẽ phân cấp mạnh cho địa phương về cấp phép sản xuất phân bón, phân cáp hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm soát kiểm tra nhãn mác, quản lý hệ thống thị trường àm sao gắn trách nhiệm UBND tỉnh với quản lý phân bón trên địa bàn.
1 mẫu mất 7 triệu đồng
Không phủ nhận hiệu quả của Nghị định 202 nhưng ông Trần Anh, Tổng giám đốc Công ty Phân bón Hà Lan vẫn còn tồn tại những bất cập. Cụ thể, số lượng phòng thử nghiệm được chỉ định còn quá ít và phân bổ địa bàn không hợp lý làm khó khăn cho công tác khảo kiểm nghiệm.
Thị trường phân bón còn tình trạng nhãn mác bao bì lạm dụng từ ngữ gây hiểu lầm cho nông dân, thậm chí ghi nhãn không đúng sự thật. Một số doanh nghiệp không được cấp phép sản xuất vẫn hoạt động bán hàng bình thường trên thị trường.
Đáng chú ý, quy trình chứng nhận hợp quy tốn nhiều thời gian và chi phí. Ông Trần Anh cho biết, để chứng nhận hợp quy cho 1 sản phẩm chỉ có thời hạn 3 năm và tốn chi phí 7 triệu đồng/sản phẩm. “Nếu doanh nghiệp có 100 sản phẩm thì trong 3 năm phải tốn hết 700 triệu đồng chưa kể chi phí in lại bao bì. Như vậy có cần thiết phải làm chứng nhận hợp quy qua đơn vị được chỉ định không?”, vị này đặt câu hỏi.
Thêm nữa, việc quy định doanh nghiệp phải ký hợp đồng với đơn vị thử nghiệm phân bón được chỉ định là quy định đúng đắn nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, việc thực hiện của các đơn vị sản xuất là chưa nghiêm túc, thậm chí có hợp đồng nhưng cả một năm chỉ kiểm một vài lần cho có lệ. Đơn cử như các đơn vị sản xuất bằng công nghệ phối trộn, họ chỉ sản xuất khi có đơn hàng và sản xuất xong là xuất kho ngay nên không đưa đi thử nghiệm chất lượng theo từng lô sản xuất và việc các doanh nghiệp gửi mẫu đi thử nghiệm cũng chỉ mang tính chất lấy lệ, không phản ánh đúng bản chất là kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi xuất bán ra thị trường.
Một số đơn vị ở các tỉnh lẻ xa xôi kể từ khi gửi mẫu đến khi có kết quả mất cả tháng trong lúc sản phẩm đã bán tiêu thụ, hoặc nếu chờ kết quả thì thời gian tồn kho cho các doanh nghiệp nhỏ này là quá dài.
Với thực trạng này, ông Trần Anh kiến nghị, quy định lấy mẫu phân bón, kiểm nghiệm, phân tích cần rõ ràng; quy định rõ về năng lực người lấy mẫu, quy trình lấy mẫu, quy trình phân tích (đặc biệt là các sản phẩm NPK sử dụng công nghệ phối trộn).
Các bộ, ngành có biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, hạn chế việc nhập khẩu phân NPK, urea khi trong nước đã dư thừa. Hạn chế việc cấp phép sản xuất phân NPK cho các doanh nghiệp nước ngoài vì nguồn cung trong nước đã đáp ứng và dư thừa.