Hải quan Đà Nẵng: Dừng các công việc chưa cấp thiết để phòng chống dịch | |
Hải quan Đà Nẵng: Nhận - trả hồ sơ thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra trực tuyến | |
Thanh niên Hải quan Đà Nẵng chung tay trao tặng 1 tấn dưa hấu cho các khu cách ly |
Công chức Cục Hải quan Đà Nẵng thực hiện nghiệp vụ. Ảnh: HQĐN |
Cụ thể,ảiquanĐàNẵngƯutiênxửlýhồsơthựchiệntrênHệthốngDịchvụcôngtrựctuyếkq anh 1 Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, Hệ thống DVCTT của ngành Hải quan đã triển khai thực hiện đối các thủ tục hành chính sau:
1. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại;
2. Thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
3. Thủ tục chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
4. Thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
5. Thủ tục tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện trên Hệ thống DVCTT tại địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn. Cục Hải quan Đà Nẵng ưu tiên xử lý đối với những hồ sơ thực hiện trên Hệ thống DVCTT.
Để thực hiện DVCTT đề nghị tổ chức, cá nhân thực hiện theo tài liệu hướng dẫn tại mục “Thông báo” (truy cập vào địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn chọn mục “Thông báo”); để chọn thủ tục DVCTT, truy cập vào địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn, chọn mục “Danh sách thủ tục”, chọn “Tên thủ tục” và thực hiện trình tự các bước hướng dẫn tại mục này, hoàn thiện hồ sơ để nộp hồ sơ điện tử đến cơ quan Hải quan.
Hồ sơ DVCTT phải có đầy đủ chứng từ liên quan đến thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đã được thông báo chi tiết theo từng thủ tục trên Hệ thống DVCTT; chứng từ được sử dụng là chứng từ điện tử.
Cụ thể, đối với thủ tục 1 nêu trên, được thực hiện tương tự như quy định đối với hồ sơ giấy tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Đối với thủ tục 2, 3, 4, 5 nêu trên, được thực hiện tương tự như quy định đối với hồ sơ giấy tại Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy; chuyển nhượng, biếu, tặng đối với xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam và Thông tư số 93/2018/TT-BTC ngày 5/10/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2014/TT-BTC.
Đối với những chứng từ điện tử được ký bằng chữ ký số thì tổ chức, cá nhân không phải ký tên, đóng dấu trước khi điện tử hóa chứng từ.
Đối với tài liệu kỹ thuật, chứng từ giấy có số lượng lớn hơn mười (10) trang A4, không thể điện tử hóa chứng từ thì cơ quan Hải quan tiếp nhận bằng phương thức thủ công.
Người khai hải quan nộp/xuất trình chứng từ giấy trước khi trả kết quả trong các trường hợp sau: Chứng từ điện tử đã nộp trên Hệ thống DVCTT nhưng không được ký bằng chữ ký số; Quy định tại thủ tục yêu cầu phải nộp chứng từ để cơ quan Hải quan đóng dấu xác nhận; Quy định tại thủ tục yêu cầu xuất trình hoặc nộp bản chính để cơ quan Hải quan đối chiếu với chứng từ đã nộp.
Cơ quan Hải quan trả kết quả của thủ tục bằng phương thức điện tử được ký bằng chữ ký số theo quy định của pháp luật, kết quả của thủ tục dưới dạng chứng từ điện tử trên Hệ thống là căn cứ cho các đơn vị Hải quan trên toàn quốc sử dụng thống nhất để thực hiện các thủ tục khác có liên quan.
Trường hợp Hệ thống gặp sự cố hoặc khi có đề nghị từ tổ chức, cá nhân, cơ quan Hải quan trả kết quả của thủ tục bằng chứng từ giấy.