【soi keo nauy】Khắc phục ô nhiễm không khí: Câu chuyện không của riêng một ai

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:15:56 评论数:

j

Toàn cảnh tọa đàm với chủ đề “Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí”. Ảnh: Ngọc Hoa.

Chiều 12/10,ắcphụcônhiễmkhôngkhíCâuchuyệnkhôngcủariêngmộsoi keo nauy tại Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Hà Nội – Paris: Có biên giới nào cho ô nhiễm không khí”, do Trung tâm Văn hóa Pháp (Viện Pháp) - L’Espace và Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) tổ chức.

Ô nhiễm ngay cả khi không có báo động về chỉ số

Tại buổi tọa đàm, bà Karine Leger - Giám đốc của Airparif - Mạng lưới quản lý chất lượng không khí thành phố Paris, cho biết: “Ô nhiễm không khí là một vấn đề rất nghiêm trọng. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong từ nguyên nhân ô nhiễm không khí trong nhà và tại các thành phố lớn, ô nhiễm không khí còn tác động vào rất nhiều mặt của đời sống, xã hội.”

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, Hà Nội đã trở thành đô thị loại đặc biệt của Việt Nam gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành, với dân số hơn 8 triệu người (năm 2019). Việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa đã khiến Hà Nội đối mặt với vấn đề ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Theo ông Trần Huy Ánh - Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hà Nội đang có quá trình đô thị hóa nhanh. Đô thị hóa phát triển tự phát quá nhanh, quá mạnh mà không để ý đến việc cần không gian sống bình thường, không gian xanh cho người dân.

Theo số liệu của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), từ giữa tháng 9 đến nay, chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức thấp, liên tục có những ngày nồng độ bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng cho phép, tăng mạnh so với các tháng trước và so với cùng kỳ các năm từ 2015 - 2018.

Theo bà Lê Thanh Thủy – Trưởng Phòng Quản lý dự án và truyền thông (Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội), Hà Nội không chỉ bị ô nhiễm trong những ngày chỉ số cảnh báo do các máy quan trắc đo được ở mức nguy hại, mà ngay trong chính ngày bình thường, chúng ta cũng đã đang sống trong sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn.

Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu ô nhiễm không khí của thành phố Paris, ông Olivier Chrestien - Trưởng phòng Tác động môi trường của Ủy ban Sinh thái đô thị thành phố Paris cho biết, Paris đã xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí và tập trung chủ yếu vào các biện pháp nhằm giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm không khí như: giảm tới 30% lượng xe tham gia giao thông trong giai đoạn 2000 – 2008; 15% khí thải gây ô nhiễm trong khoảng thời gian từ 2005 – 2015, chuyển đổi phương tiện đi lại và khuyến khích người dân đi bộ,…

Cùng với đó, là biện pháp để người dân hạn chế tối đa bị phơi nhiễm bằng việc tiến hành quy hoạch đô thị, di dời dân cư tránh xa hoặc hạn chế tiếp cận gần các nguồn ô nhiễm và xây dựng nhiều trạm quan trắc, tăng cường truyền thông để đưa đến những cảnh báo kịp thời cho người dân.

Cần có sự đồng thuận, cam kết thực hiện cả chính quyền và người dân

Trong câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội, bà Lê Thanh Thủy cũng nhận định, Hà Nội đã và đang thực hiện một số giải pháp như: lắp đặt thêm các trạm cảm biến quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội, hạn chế sử dụng bếp than tổ ong; hạn chế đốt rơm rạ; xây dựng các đề xuất nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay thế xăng A92 bằng xăng E95; xây dựng mô hình sân chơi tái chế, sử dụng năng lượng tái tạo; các chương trình truyền thông - giáo dục tại trường học - cộng đồng nhằm giúp công chúng hiểu rõ về chất lượng không khí và các hành động cần thiết,…

Theo đó, nhiều giải pháp, trong đó có chính sách mà Paris đưa ra, chính quyền Hà Nội cũng đã tiến hành thực hiện, tuy nhiên chưa thực sự đem lại hiệu quả và có sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt trong những năm qua.

Theo ông Nguyễn Huy Ánh, để có thể cải thiện được chỉ số môi trường, vai trò nhà nước là rất quan trọng. Chính quyền thành phố cần phải có quyết tâm cao mới có thể hoàn thành được, cùng với đó, là sự cam kết, đồng lòng phối hợp thực hiện của tất cả người dân.

Theo bà Lê Thanh Thủy, trong thời gian tới, chính quyền thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện 19 giải pháp nhằm giảm ô nhiễm không khí; cùng với đó, là tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những chính sách cho việc quy hoạch đô thị, và thí điểm những chính sách mới nhằm giảm thiểu phương tiện giao thông có khí thải gây ô nhiễm trên đường phố.

Bà Lê Thanh Thủy cũng bày tỏ niềm mong muốn, kỳ vọng nhân dân thành phố sẽ cùng nhau chung tay thực hiện, hành động cụ thể để bảo vệ môi trường “cùng nhau thay đổi hơn là tranh cãi xem Hà Nội ô nhiễm không khí đứng thứ nhất hay thứ hai”.

Ngọc Hoa

最近更新