【bang xep hang bong da nha nghe my】Thủ tướng nêu các định hướng chiến lược để Tây Ninh ‘phát triển đúng tầm, chống dịch thành công’
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:35:14 评论数:
Đồng thời, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao, trong lúc này phải ưu tiên cho phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương án cao hơn để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân.
Sáng 11/7, tiếp tục chuyến công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.
Thủ tướng đã đi thăm, kiểm tra Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tây Ninh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đang điều trị các bệnh nhân COVID-19 và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
Tham gia đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.
Nắm rõ tình hình, chuẩn bị đối sách với tình hình xấu hơn
Mở đầu buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu của đoàn công tác là nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc địa phương thực hiện 2 mục tiêu phòng chống dịch có hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhìn lại 6 tháng qua và nhiệm vụ, phương hướng 6 tháng tới.
Theo Thủ tướng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, biến chủng mới của virus lây lan nhanh hơn, mạnh hơn, rất nguy hiểm, khó lường, đặt ra những yêu cầu, mục tiêu mới, đòi hỏi quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và cách tiếp cận, đối sách, giải pháp mới để thích ứng, vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chăm lo đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Phải “đi tận nơi, thấy tận mắt”, “trăm nghe không bằng một thấy” để nắm rõ tình hình, điều kiện hiện có và chuẩn bị đối sách phù hợp nếu tình hình xấu hơn.
Theo lãnh đạo Tây Ninh, tỉnh đã ghi nhận 186 ca COVID-19, gồm 154 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 27 ca trong cộng đồng; đã điều trị khỏi 40 trường hợp, 1 ca tử vong.
Tỉnh đang áp dụng Chỉ thị 15 với thị xã Trảng Bàng. Ngoài 9 chốt kiểm tra người đi về từ các địa phương khác, tỉnh còn chú trọng công tác kiểm soát dịch tại biên giới và các khu công nghiệp, khu kinh tế. Một số ca bệnh tại nhà máy đã được kịp thời xử lý theo tinh thần “truy vết nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp”.
Hiện Tây Ninh có 3 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với công suất 882 giường và đang tiếp tục xây dựng thêm một số bệnh viện dã chiến tại khác khu công nghiệp, khu chế xuất với hơn 500 giường. Năng lực lấy mẫu của tỉnh đạt gần 16.000 mẫu mỗi ngày, hiện đang nâng lên 40.000 mẫu/ngày. Khả năng xét nghiệm đạt tối đa 11.550 mẫu gộp mỗi ngày. Tỉnh cũng đang phát huy hiệu quả hơn 4.800 tổ COVID-19 cộng đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch, GRDP tăng 7%, xuất khẩu tăng 67%, thu ngân sách đạt 54% dự toán. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại được tăng cường. Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 tăng 17 bậc.
Tỉnh Tây Ninh kiến nghị Trung ương hỗ trợ thêm test nhanh kháng nguyên và một số nội dung liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, trong đó có việc xây dựng tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) như một động lực phát triển quan trọng…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ đã trả lời về các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất của tỉnh liên quan tới xét nghiệm, truy vết, thực hiện giãn cách, lưu thông hàng hóa, bảo đảm đời sống người dân... Các ý kiến cho rằng, nguy cơ dịch bệnh cao nhất tại Tây Ninh là các trường hợp từ TP. Hồ Chí Minh về và nhập cảnh trái phép, một số trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng không rõ nguồn lây… Hiện có hơn 37.000 lao động tại các khu công nghiệp của Tây Ninh đến từ các địa phương khác và khoảng 10.000 người ở Tây Ninh làm việc tại nơi khác.
Các bộ trưởng đề nghị Tây Ninh thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân; nắm chắc tình hình, chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp phòng chống dịch; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong khu công nghiệp; quản lý chặt người đến từ các địa phương đang có dịch, kiểm soát chặt biên giới; triển khai kịp thời việc hỗ trợ người dân theo Nghị quyết 68 của Chính phủ; xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm chủng thật tốt theo chỉ đạo chung; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội…
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, cơ sở vật chất để tỉnh chống dịch đã được nâng cao rất nhiều so với trước đây và cơ bản đáp ứng yêu cầu so với tình hình hiện tại, nhưng cần tăng cường hơn nữa nếu tình hình phức tạp hơn. Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Y tế đã thiết lập một trung tâm cấp cứu bệnh nhân nặng đặt tại Đồng Nai điều trị các ca nặng tại khu vực phía Nam.
Đột phá mạnh mẽ hơn, phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương Tây Ninh cơ bản thực hiện có hiệu quả, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đề ra theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp của tỉnh, góp phần vào thành tích chung của cả nước để thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tỉnh đạt các kết quả tích cực về tăng trưởng, xuất khẩu, thu ngân sách, bảo đảm an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội, quốc phòng an ninh, phối hợp với các tỉnh thành xung quanh nhịp nhàng, chặt chẽ, có hiệu quả. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức cơ bản thành công, kết thúc tốt đẹp năm học an toàn, hiệu quả trong điều kiện khó khăn.
Tuy nhiên, tỉnh còn một số hạn chế cần được chỉ ra, khắc phục bằng được trong thời gian tới. Hệ thống hạ tầng chiến lược còn rất bất cập, hạn chế so với không gian, tiềm năng phát triển, cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Công tác quy hoạch chưa xứng tầm vai trò, vị trí của một địa bàn chiến lược như Tây Ninh. Các chỉ số liên quan đến năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, sự hài lòng của người dân còn khiêm tốn. Đời sống nhân dân một số nơi, một số lúc còn gặp khó khăn. Cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch có thể đáp ứng trong điều kiện bình thường nhưng nếu tình hình phức tạp hơn thì dễ dẫn tới lúng túng, bị động, bất ngờ.
Nhìn chung, việc triển khai 3 đột phá chiến lược còn hạn chế nhất định, đòi hỏi phải quyết tâm hơn nữa.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, phải nhận thức rõ hơn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Tây Ninh trong tổng thể chung. Tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự - quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây, có vị trí kết nối rất quan trọng của Việt Nam với các nước ASEAN qua hai cửa khẩu Mộc Bài và Sa Mát.
Phân tích cụ thể hơn một số đặc điểm của Tây Ninh về địa lý, truyền thống văn hóa – lịch sử, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh có tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ nét. Thời gian qua, tỉnh đã có đột phá nhưng chưa mạnh mẽ, có quyết tâm nhưng chưa thực sự cao, có nỗ lực nhưng chưa nhiều, chưa tập trung vào trọng tâm, trọng điểm. Bài toán đặt ra với Tây Ninh là làm sao khai thác được các lợi thế, tiềm năng, cơ hội với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, đầu tư thích đáng hơn, phát triển mạnh mẽ, đột phá hơn.
Những kết quả đạt được rất cơ bản, nhưng không được chủ quan, thỏa mãn, cần phát huy hơn nữa, lấy khó khăn, vướng mắc làm động lực phấn đấu, vươn lên, khẳng định và trưởng thành, Thủ tướng lưu ý.
Về tình hình dịch bệnh, tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao do giáp với TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, miền Tây và đường biên giới dài. “Phải xác định như vậy để có phương án cao hơn rất nhiều phương án đang có. Dứt khoát không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, cũng không hoảng hốt, mất bản lĩnh, mất bình tĩnh khi dịch bệnh xảy ra” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại Trung ương
Về mục tiêu thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, trước hết là triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần XIII của Đảng.
Mục tiêu thứ hai, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên khác, phải tập trung thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Phòng chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả và phát triển kinh tế - xã hội thành công, vừa chiến đấu với dịch vừa sản xuất, sản xuất để chiến đấu, chiến đấu để sản xuất. Nhắc lại yêu cầu các địa phương cần hết sức chủ động, linh hoạt, căn cứ tình hình thực tế để xác định thứ tự nhiệm vụ ưu tiên, Thủ tướng cho rằng trong lúc này, trước nguy cơ cao, Tây Ninh phải tập trung, ưu tiên cho chống dịch, những nơi thực sự an toàn, kiểm soát được thì tập trung phát triển kinh tế.
Mục tiêu thứ ba, chăm lo sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết. Bằng mọi biện pháp không để dịch lây lan trong cộng đồng; nếu dịch xuất hiện phải khoanh vùng, dập dịch thật nhanh, thật gọn, nhanh chóng ổn định tình hình, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; chăm sóc, điều trị thật tốt bệnh nhân theo tinh thần “còn nước còn tát”, hạn chế tối đa các ca tử vong.
Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo lớn, trước hết, phải phát huy tinh thần tự lực tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa khẩu của mình, không trông chờ ỷ lại Trung ương; biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể. Suy nghĩ phải kỹ, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm.
Thứ hai, phát triển kinh tế dựa vào 3 trụ cột lớn: Con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất; thiên nhiên ban tặng cho Tây Ninh tương đối thuận lợi; truyền thống văn hóa - lịch sử hào hùng, tinh thần đoàn kết, thống nhất.
Thứ ba phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa, hài hòa, hợp lý, hiệu quả với bảo vệ môi trường.
Với chủng virus mới, quan điểm chỉ đạo là chống dịch từ sớm, từ xa, từ khi chưa có dịch và chống dịch ngay tại cơ sở, lấy cơ sở làm nền tảng, làm trung tâm để mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi xã phường, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch.
Ưu tiên số 1 là tuyến cao tốc kết nối với TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp Tây Ninh cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, phải chống dịch thành công, không để lây lan trong cộng đồng, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi không để dịch bệnh xâm nhập sâu vào nhà máy, xí nghiệp. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ biên giới, người từ vùng dịch, các khu cách ly, phong tỏa; những nơi đã áp dụng Chỉ thị 15, 16 thì phải thực hiện rất nghiêm, dứt khoát. Chuẩn bị 4 tại chỗ ở mức cao hơn; các nhà máy thực hiện 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ, ăn nghỉ tại chỗ, chống dịch tại chỗ), nếu không an toàn thì tập trung chống dịch.
Có kịch bản phòng chống dịch cao hơn, hiệu quả hơn kịch bản hiện nay. Thủ tướng đã giao cho từng bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ phục vụ phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, cần giải quyết ngay các kiến nghị, vướng mắc của địa phương.
Thủ tướng cũng đề nghị Tây Ninh chia sẻ với TP. Hồ Chí Minh trong việc đón những người có nguyện vọng trở về để góp phần giải tỏa cho TP. Hồ Chí Minh, thực hiện quy trình xét nghiệm, cách ly chặt chẽ.
Thủ tướng yêu cầu “làm ngay, không chờ đợi” việc hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhất là người mất việc làm, người yếu thế, lao động tự do…; phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo để vận dụng, triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ sát tình hình thực tế.
Một nhiệm vụ khác là rà soát, chỉ ra các khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và đề xuất xử lý, tháo gỡ. Thủ tướng Chính phủ đã có hai văn bản chỉ đạo về vấn đề này với các bộ, ngành, địa phương.
Quy hoạch phải đi trước, đón đầu, có tầm nhìn chiến lược, bao quát được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh và liên hệ chặt chẽ với các tỉnh xung quanh, của quốc gia.
Về phát triển hạ tầng chiến lược, do nguồn lực có hạn nên phải có trọng tâm trọng điểm, xóa bỏ “xin cho”, chấm dứt dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, chia cắt, kéo dài trong đầu tư công. Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư ngoài nhà nước bằng các hình thức hợp tác công tư.
Trước đề xuất của Tây Ninh về tuyến cao tốc kết nối với TP. Hồ Chí Minh - Thủ tướng nêu rõ, đây không phải ưu tiên cao nhất của TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại là ưu tiên số 1 của Tây Ninh trong đầu tư hạ tầng chiến lược. Do đó, Thủ tướng giao Tây Ninh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ xem xét quyết định.
Dành kinh phí thỏa đáng cho phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, nâng cao các chỉ số về năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh …
Các nhiệm vụ khác là có giải pháp khai thác các thế mạnh của hai cửa khẩu Mộc Bài và Sa Mát; có phương án bảo vệ chặt các khu công nghiệp, thực hiện 3 tại chỗ; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phục vụ xuất khẩu, phát huy tối đa thế mạnh của Tây Ninh trong lĩnh vực này; đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường làm việc trực tuyến và phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong bối cảnh dịch bệnh.
Thủ tướng nhấn mạnh cần coi trọng hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, coi đây là nhiệm vụ không thể thiếu. Tuyền thông phải đi trước một bước, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, lan tỏa những thông tin tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, tăng cường thông tin phân tích để người dân chia sẻ với những khó khăn, thách thức, truyền cảm hứng cho người dân phát huy năng lực và tích cực hưởng ứng, cộng tác với hệ thống chính trị để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Truyền thông lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, người dân được thụ hưởng thành quả truyền thông.
Thủ tướng đánh giá các kiến nghị của tỉnh về cơ bản là xác đáng, có cơ sở thực tiễn, giao các bộ, cơ quan xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
“Mong Tây Ninh phát triển đúng tầm, chống dịch thành công”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Quang cảnh cuộc làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tỉnh Tây Ninh. |
Không sợ sệt, không liều lĩnh trước dịch bệnh
* Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh, Thủ tướng thăm hỏi, động viên, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng, tinh thần chịu gian khổ, hy sinh của đội ngũ, cán bộ, y bác sĩ tại đây nói riêng và cả nước nói chung.
Công tác chống dịch lần này là chưa có tiền lệ, do đó phải vừa làm vừa liên tục rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện dần theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Thủ tướng lưu ý cần tuân thủ nghiêm các quy định, quy trình phòng chống dịch, không để dịch lây lan cho cán bộ, y bác sĩ tại Bệnh viện, phát huy tinh thần dũng cảm, không sợ sệt trước dịch bệnh nhưng cũng không liều lĩnh, phải bảo đảm an toàn.
Gửi lời thăm hỏi các bệnh nhân, Thủ tướng mong muốn các y bác sĩ tiếp tục khắc phục khó khăn, gian khổ, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, chăm sóc thật tốt người bệnh theo lời dạy “lương y như từ mẫu” của Bác Hồ. Vừa điều trị bệnh lý, vừa chăm sóc tinh thần để người bệnh có tâm lý tốt, kết hợp hài hòa giữa các môn khoa học như y học, xã hội học, tâm lý học để người bệnh yên tâm điều trị, tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ và tuyệt đối chấp hành phác đồ điều trị, các quy định phòng chống dịch.
* Tới thăm cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Thủ tướng động viên, ghi nhận và đánh giá cao tinh thần vượt khó, hy sinh và các kết quả đạt được của các lực lượng tại đây như biên phòng, hải quan, y tế, kiểm dịch. Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các lực lượng tại khu vực biên giới, trong bối cảnh sức ép dịch bệnh rất lớn. Các lực lượng đã làm hết sức mình để kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm thông thương đi lại giữa hai nước, đóng góp vào thành tựu chung của Tây Ninh và cả nước.
Thủ tướng cho rằng, thời gian tới sẽ vất vả hơn do khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và thời cơ. Do đó, các lực lượng cần phát huy những thành tích, thành tựu đạt được, khắc phục các khó khăn, hạn chế, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, giữ vững đoàn kết, thống nhất để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng mong muốn các lực lượng thực hiện nghiêm các quy định để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ gìn an ninh trật tự; làm tốt công tác phòng chống dịch; đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ngày càng nhiều hơn, tốt hơn; giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, phát huy, giữ vững và củng cố hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia.
Theo Chinhphu.vn