发布时间:2025-01-25 16:05:41 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Bài 1: Rốt ráo chống thất thu thuế thương mại điện tử,ốngthấtthuthuếđiđôivớithúcđẩypháttriểnkinhtếsốlich bong da vietnam kinh doanh trên nền tảng số Bài 2: Vì sao khó quản lý đầy đủ các nguồn thu? |
Phóng viên TBTCVN có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính) để hiểu sâu hơn về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề quản lý thuế lĩnh vực kinh doanh này.
PV: Đến nay, Việt Nam là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến, ông đánh giá ra sao về những kết quả quản lý thuế (QLT) cơ quan thuế đạt được trong thời gian qua?
PGS.TS Lê Xuân Trường |
PGS.TS Lê Xuân Trường:Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế đã rất chủ động trong triển khai QLT đối với với các NCCNN cung cấp dịch vụ kỹ thuật số xuyên biên giới và các sản phẩm nội dung số. Các hoạt động này được thực hiện một cách toàn diện, từ tham mưu hoàn thiện hành lang pháp lý đến việc tổ chức thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ quản lý cụ thể.
Trên phương diện kỹ thuật, nghiệp vụ, cơ quan thuế các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác phối hợp để thu thập thông tin và kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Đặc biệt, trên cơ sở quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC, từ ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN kê khai và nộp thuế tại Việt Nam. Theo đó, NCCNN chỉ cần truy cập vào địa chỉ http://etaxvn.gdt.gov.vn để thực hiện các dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp cho doanh thu phát sinh ở Việt Nam dù tổ chức, cá nhân không hiện diện ở Việt Nam.
Với những động thái quyết liệt đó, số thu từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu bình quân năm sau so với năm trước khoảng 30%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.
PV: Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 889/CĐ-TTg về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, ông đánh giá ra sao về động thái này của Chính phủ?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Động thái này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của người đứng đầu Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ về QLT theo Luật Quản lý thuế. Điều này thể hiện Thủ tướng Chính phủ rất sát sao trong chỉ đạo giải quyết những vấn đề cốt yếu của QLT gắn với những vấn đề thời sự nóng bỏng mà sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đặt ra cho QLT, trong đó, có vấn đề QLT đúng luật, hiệu quả, chống thất thu thuế đi đôi với thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Với các nội dung chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn trong công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan thực hiện hoạt động QLT đối với hoạt động TMĐT và kinh doanh trên nền tảng số.
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Thế Dương |
PV: Để thực hiện có hiệu quả Công điện của Thủ tướng, theo ông ngành Thuế cần có giải pháp gì để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác QLT hoạt động TMĐT và kinh doanh trên nền tảng số?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Trong Công điện 889/CĐ-TTg, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ. Trong 5 nhiệm vụ đó thì ngành Thuế có nhiệm vụ tham mưu với Bộ Tài chính để Bộ tham mưu với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện hành lang pháp lý về QLT đối với TMĐT và hợp tác quốc tế về thuế và 3 nhiệm vụ trực tiếp thực thi các chức năng QLT.
Để thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì phương hướng chung là ngành Thuế phải cụ thể hóa các nhiệm vụ đó thành các chương trình, kế hoạch công tác. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các giải pháp sau:
Một là, khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ thông qua nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong đó, xác định trách nhiệm của sàn giao dịch TMĐT và các tổ chức cá nhân có liên quan theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao trách nhiệm của sàn giao dịch TMĐT và các tổ chức có liên quan trên cơ sở điều kiện thực tiễn khả thi.
Cần sự phối hợp của các bộ, ngành có liên quan “Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan đã được chỉ rõ trong Công điện 889/CĐ-TTg của Thủ tướng. Những trách nhiệm đó hoàn toàn phù hợp với quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ, ngành. Nhiệm vụ của các bộ, ngành là cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng thành các chương trình hành động cụ thể trên cơ sở công tác phối hợp với Bộ Tài chính thì chắc chắn sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho công tác QLT đối với hoạt động TMĐT” - PGS.TS Lê Xuân Trường. |
Hai là, nên thành lập trung tâm phòng chống trốn lậu thuế công nghệ cao thuộc Tổng cục Thuế hoặc giao bổ sung chức năng này cho Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) để làm đầu mối triển khai hệ thống phầm mềm QLT đối với TMĐT.
Ba là, cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại vào QLT đối với TMĐT, trong đó, công nghệ thông tin là nòng cốt gắn với các công nghệ hiện đại khác để kiểm soát các giao dịch kinh doanh người nộp thuế (NNT)... Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức và kênh tuyên truyền pháp luật thuế để mọi công dân hiểu và ủng hộ hoạt động QLT của Nhà nước, để các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu và tuân thủ pháp luật thuế của Việt Nam.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế và tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan nhà nước có liên quan trong QLT đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống hỗ trợ kê khai, nộp thuế điện tử theo hướng đáp ứng được yêu cầu sử dụng mọi phương tiện điện tử để giao tiếp nộp thuế điện tử của cả các tổ chức và cá nhân nộp thuế với giao diện dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ thông tin của NNT.
PV: Xin cảm ơn ông!
Áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý thuế Công điện số 889/CĐ-TTg giao Bộ Tài chính tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là cá nhân kinh doanh TMĐT kê khai, nộp thuế theo quy định; phối hợp, hướng dẫn các NCCNN tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu QLT đối với TMĐT, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính cần tiếp tục phối hợp, trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan liên quan; hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác QLT đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh xuyên biên giới. Cùng với đó, nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các Hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số. Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Công thương, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT để tạo thuận lợi cho công tác QLT đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên sàn giao dịch TMĐT. |
相关文章
随便看看