88Point88Point

【la liga chiếu kênh nào】Hai hướng khơi dậy dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán

hai huong khoi day dong tien chay manh vao thi truong chung khoan

Giải bài toán kinh tế

Trải qua một năm 2016 kinh tế “hụt hơi” (GDP tăng 6,ướngkhơidậydòngtiềnchảymạnhvàothịtrườngchứngkhoála liga chiếu kênh nào21%, thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt kế hoạch) do ngành nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng giảm sút, Việt Nam lại phải đối mặt với sự thay đổi lớn trong luật chơi toàn cầu.

Chủ nghĩa bảo hộ, lãi suất và USD lên giá sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế và dòng vốn đầu tư tại Việt Nam. Dư địa sử dụng chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hạn hẹp, nên để đạt được mục tiêu GDP tăng 6,7% trong năm nay thực sự không đơn giản.

Tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng kinh tế năm 2017 qua cách tiếp cận cung cầu, chúng tôi thấy có bốn giải pháp ở phía cung cùng một giải pháp ở phía cầu có thể giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao hơn, trong khi vẫn giữ được ổn định vĩ mô, gia tăng nội lực.

Về giải pháp ở phía cung, thứ nhất, cần thúc đẩy hai ngành khiến tăng trưởng năm 2016 chậm lại là nông nghiệp và khai khoáng.

Năm 2016, ngành nông nghiệp tăng thấp kỷ lục (0,7%) do ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn, còn ngành khai khoáng tăng trưởng âm (- 4%) do giá dầu và giá than đều giảm.

Diễn biến khí hậu và tình trạng ngập mặn là bất khả kháng, ngành nông nghiệp phải thay đổi để thích ứng. Ba trọng tâm cần chú ý trong năm 2017 là: thay đổi cơ cấu cây trồng tại vùng ngập mặn, giảm diện tích trồng lúa; xây dựng chính sách phát triển nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao; tận dụng tốt thị trường Trung Quốc.

Với dầu khí, việc giá dầu hiện tăng hơn 10% so với mức trung bình năm 2016 là một thuận lợi để ngành này có tăng trưởng dương trong năm 2017.

Thứ hai, phát triển 2 ngành dịch vụ giá trị cao là ngân hàng và du lịch. Ngành ngân hàng có mức tăng trưởng năm 2016 cao nhất 4 năm, trọng tâm của ngành trong năm 2017 vẫn là giữ vững hệ thống, đảm bảo an toàn, xử lý tồn đọng nên dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng tương đương năm ngoái, nhưng cao hơn các ngành khác nên có tác động kéo tăng GDP.

Ngành du lịch trong năm 2017 đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh trong 3 - 4 năm tới, với mục tiêu năm 2020 thu hút 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế (năm 2016 có 10 triệu lượt khách), 82 triệu lượt khách du lịch nội địa (năm 2016 là 62 triệu lượt khách), đóng góp trên 10% GDP (năm 2016 đóng góp 6,8% GDP).

Thứ ba, tạo động lực tăng trưởng mới cho ngành xây dựng và dịch vụ bất động sản, hai khu vực đứng thứ 5 và thứ 7 về giá trị trong tổng GDP cả nước.

Trong ngành xây dựng, tỷ trọng của xây dựng nhà ở là lớn nhất và có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2016 nên một giải pháp chung cho cả hai ngành trên là phát triển thị trường bất động sản.

Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản tăng mạnh trong 2 năm qua, giải pháp khả thi để tiếp tục phát triển thị trường bất động sản là hướng đến phân khúc trung bình, nơi nhu cầu rất lớn, trong khi nguồn cung còn hạn chế. Mô hình phát triển phân khúc trung bình cũng phải có sự thay đổi, đó là mô hình kết hợp nhiều tiện ích nhằm gia tăng chất lượng sống của cư dân. Một giải pháp khác nhằm thúc đẩy ngành xây dựng là tận dụng mọi nguồn lực, bao gồm nguồn lực từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, để tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau phong trào khởi nghiệp được phát động vào đầu năm 2016, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Tuy nhiên, để phong trào này tiếp tục phát triển và tạo ra giá trị bền vững, cần có cơ chế mới để hỗ trợ. Điểm tích cực là cơ chế đó đã manh nha hình thành, cụ thể là Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 5/2017.

Về giải pháp ở phía cầu, chúng tôi chú ý đến chính sách tài khóa, trọng tâm là hoạt động thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đặc biệt là thoái vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng. Việc thoái vốn nhà nước cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ mang lại giá trị lan tỏa cao do mọi thành phần kinh tế đều hưởng lợi.

Liên quan đến đầu tư phát triển, tái cơ cấu đầu tư công là 1 trong 3 trọng tâm tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, nhưng diễn ra khá chậm. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ, hy vọng việc sử dụng nguồn vốn ngân sách sẽ hiệu quả hơn. Vào tháng 5/2017, dự thảo Luật Quy hoạch dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua.

Trong nguy có cơ, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn về tư duy phát triển để vượt qua những khó khăn trong năm 2017. Cơ hội cho kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các cải cách nhằm tận dụng và phát huy mọi nguồn lực, trong đó sự chú trọng đến nguồn lực tư nhân là một bước chuyển biến rất quan trọng. Điều chúng tôi chờ đợi là tính hiệu lực và những giải pháp cụ thể để đưa các cải cách vào thực tiễn.

Nếu các dự thảo luật được hoàn thiện và sớm thông qua, các chỉ thị được luật hóa rõ ràng, đây sẽ là các chỉ báo tốt cho tăng trưởng không chỉ của năm 2017, mà còn nhiều năm về sau. Kinh tế tăng trưởng là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất để thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững.

Giải bài toán cung - cầu tiền trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2017 cũng có những thách thức riêng, bên cạnh các thách thức từ nền kinh tế. Quy mô thị trường nhỏ và lệch sang nhóm ngành tài chính đang làm giảm cơ hội đầu tư vào các ngành có tiềm năng cao nhưng thiếu đại diện trên sàn chứng khoán. Hàng trăm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sẽ nhanh chóng lên sàn, rất có thể làm lệch cán cân cung - cầu khi mà nhà đầu tư nước ngoài đang giảm mua.

Chúng tôi đã đi tìm lời giải cho những lo lắng trên và không khó để thấy rằng, nội lực tiềm tàng của Việt Nam rất mạnh. Tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán so với tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mới chỉ là 28%, trong khi tỷ lệ này ở nhiều nước trong khu vực lớn hơn nhiều: Thái Lan là 119%, Indonesia là 121%, Philippines là 139%.

Với một lượng tiền tích lũy trong dân rất lớn, cái cần hiện tại là phải khơi dậy được nhu cầu đầu tư. Theo chúng tôi, việc này cần kết hợp từ hai hướng.

Thứ nhất, đó là giữ môi trường lãi suất thấp nhất có thể thông qua kiểm soát lạm phát và cung tiền. Thứ hai là đảm bảo sự hấp dẫn và an toàn khi đầu tư vào thị trường vốn, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp.

Ở cách tiếp cận thứ nhất, lời giải có được khi chúng ta không chạy theo tăng trưởng, mà ưu tiên giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo nguồn cung tiền dồi dào thông qua thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Những ví dụ thoái vốn trong năm 2016 có thể kể đến là việc bán cổ phần ở Vinamilk, hay bán cho cổ đông chiến lược ở Petrolimex, Vietnam Airlines. Với tốc độ cổ phần hóa và lên niêm yết nhanh hơn trong năm 2017, nhiều khả năng những thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại sẽ tiếp tục mang lại nguồn ngoại tệ lớn trong thời gian ngắn.

Ở cách tiếp cận thứ hai, bản thân làn sóng lên niêm yết của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa sẽ mang lại sức hấp dẫn nhất định khi mở ra nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng. Nhưng như vậy là không đủ.

Nguồn cung tốt còn thể hiện ở việc quản lý thị trường, hạn chế rủi ro đầu tư nhằm thay đổi cái nhìn định kiến của công chúng về thị trường chứng khoán từ một “sòng bạc” thành một kênh đầu tư thực thụ.

Phát triển các sản phẩm đầu tư như chứng chỉ quỹ mở, hợp đồng ủy thác đầu tư, ETF… là rất cần thiết để tạo một kênh huy động và quản lý tài sản chuyên nghiệp, từ đó gây dựng niềm tin cho công chúng.

Bên cạnh các giải pháp khơi thông nội lực có tính dài hạn, chúng tôi cho rằng, cơ chế linh hoạt trong quản lý giao dịch ký quỹ (margin) sẽ góp phần làm tăng thanh khoản, gián tiếp làm tăng tính hấp dẫn của thị trường trong ngắn hạn.

Thanh khoản là giá trị cơ bản của thị trường chứng khoán và đang được đóng góp chính bởi nhà đầu tư cá nhân (chiếm 80% tổng giá trị giao dịch). Margin là nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư cá nhân và cũng là một phương thức hỗ trợ thanh khoản.

Ở góc độ quản lý, cần sàng lọc điều kiện niêm yết, giám sát giao dịch, ngăn chặn tạo thanh khoản ảo để tăng an toàn cho nghiệp vụ margin. Ngoài ra, cũng cần tạo đủ “room” cho nhà đầu tư và công ty chứng khoán tự điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm.

Việc phát triển thị trường chứng khoán theo các chuẩn mực quốc tế, cụ thể là tiêu chuẩn nâng hạng lên thị trường mới nổi là rất cần thiết để thu hút đầu tư nước ngoài. Kỷ nguyên lãi suất thấp đã chấm dứt, xu hướng dòng vốn quay lại Mỹ đang khiến cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khắc nghiệt hơn. Việt Nam cần phải có cách tiếp cận mới để thu hút dòng vốn này khi quy mô thị trường chứng khoán tăng nhanh. Trở thành thị trường mới nổi là một giải pháp hữu hiệu để giải bài toán này.

Việt Nam còn một số tiêu chí chưa thỏa mãn điều kiện trở thành thị trường mới nổi, trong đó phần lớn tiêu chí đang nằm trong tầm tay và có thể đẩy nhanh. Tuy nhiên, điểm mấu chốt không phải là thời điểm thị trường được nâng hạng, mà là quyết tâm nâng hạng sẽ thuyết phục được dòng vốn nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không chờ cho đến khi Việt Nam chính thức trở thành thị trường mới nổi, mà họ sẽ vào sớm hơn nếu nhìn thấy quyết tâm và những bước đi đạt được trong thực tế. Vì vậy, chúng ta cần phải thể hiện quyết tâm ngay từ bây giờ.

赞(971)
未经允许不得转载:>88Point » 【la liga chiếu kênh nào】Hai hướng khơi dậy dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán