Sau khi nhặt được điện thoại,ếmđoạttiềntrongtàikhoảnngânhàngtừđiệnthoạinhặtđượcbênđườtỷ lệ cá cược u23 châu á Nguyễn Ngọc Vui (SN 1993, quê Đồng Tháp) không trả lại cho chủ sở hữu mà đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của người này để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng. Theo nội dung vụ việc, chiều ngày 20-6, Vui trên đường đi làm về phòng trọ ở KP.Bình Đức 2, phường Bình Hòa, TP.Thuận An thì nhặt được chiếc điện thoại di động hiệu OPPO. Ngày 21-6, khi kiểm tra, Vui thấy điện thoại không cài mật khẩu nên truy cập vào ứng dụng ngân hàng điện tử và bấm vào “Quên mật khẩu” để đăng ký mật khẩu mới. Sau khi đăng nhập được, Vui phát hiện trong tài khoản ngân hàng mang tên Vũ Văn D. có số dư gần 123 triệu đồng nên đã chuyển 122 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của Vui. Sau đó, Vui tiếp tục chuyển số tiền đã chiếm đoạt được qua một tài khoản ngân hàng khác của Vui để rút 100 triệu đồng lấy tiêu xài và chuyển cho vợ Vui 10 triệu đồng nhưng không nói rõ số tiền từ đâu có. Đến ngày 14-7, Vui nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên đến cơ quan công an đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội và giao nộp lại chiếc điện thoại di động OPPO nhặt được của anh D. và số tiền đã chiếm đoạt. Hiện vụ việc đang được Công an TP.Thuận An điều tra, làm rõ theo quy định. Từ vụ việc trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên thiết bị di động nên thực hiện các chỉ dẫn bảo mật tài khoản theo đề xuất của ngân hàng. Người dân tuyệt đối không sử dụng thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng ngân hàng điện tử; không cung cấp tên, mật khẩu và mã OTP hay thông tin cá nhân có liên quan đến tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai. Ngoài ra, người dân cần lưu ý không lưu lại tên đăng nhập và mật khẩu trên các trình duyệt web, cũng như không cài đặt phần mềm, công cụ tiện ích từ các trang web kém tin cậy và không có bản quyền. NGUYỄN HẬU |