发布时间:2025-01-27 15:36:37 来源:88Point 作者:Cúp C2
Đố là chia sẻ của TS. Nguyễn Quang Thanh,ểnkhaiblockchaintrongChínhphủđiệntửlàđiềurấtkhóket qua ulsan Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Đà Nẵng, tại buổi ra mắt Phygital Labs ngày 1/10 vừa qua.
Ông Nguyễn Quang Thanh cho biết, với Thành phố Đà Nẵng, đã có hành trình 20 năm trong việc triển khai công nghệ thông tin và gần đây là khái niệm liên quan đến chuyển đổi số. Trong xu thế công nghệ blockchain, từ năm 2018 Đà Nẵng đã làm việc với Viện nghiên cứu cao cấp về toán và thông qua giáo sư Lê Quý Trần, Viện đã có buổi trình bày liên quan đến công nghệ này cho thành phố.
Theo Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, việc đưa công nghệ blockchain vào một nền tảng để triển khai Chính phủ điện tửđã gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù về mặt công nghệ, cũng như các nền tảng về toán học thành phố đã nghe rất nhiều. Tuy nhiên, để đưa blockchain vào ứng dụng cho thành phố là điều rất khó.
Đà Nẵng đã đặt hàng nhiều công ty, nhiều chuyên gia nhưng cuối cùng “bỏ chạy”, không ai tư vấn cho thành phố đặt công nghệ blockchain trong miền ứng dụng nào để phục vụ người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Theo ông Nguyễn Quang Thanh, sau khi gặp anh Huy Nguyễn, đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Phygital Labs, Đà Nẵng đã tìm được lời giải, bắt đầu triển khai blockchain thí điểm trong môi trường doanh nghiệp và công dân trước.
Từ sự ủng hộ của lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã xây dựng nên Danang Chain, bắt đầu cùng Phygital Labs triển khai với doanh nghiệp và người dân ở làng đá Non Nước để số hoá, định danh các sản phẩm đá mỹ nghệ tạo thành thư viện tài sản số đưa lên “Chain” này.
Ông Nguyễn Quang Thanh cho rằng, khi đặt công nghệ blockchain ứng dụng vào các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước, đã giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận công nghệ một cách hết sức cụ thể và họ cảm thấy hình bóng của mình trong công nghệ đó.
Sản phẩm được đưa lên Danang Chain sẽ hiện đầy đủ thông tin như được làm bởi ai, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, câu chuyện liên quan và quá trình chế tác ra sao, giá bán... Điều này mang đến cho người dân sự phấn khích khi thấy được rằng blockchain không phải là thứ gì xa lạ và thật ra nó lại gần gũi đối với làng nghề và các sản phẩm được ứng dụng vào.
Sau khi thí điểm thành công tại làng đá Non Nước, Đà Nẵng sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực phục vụ cho chính quyền số. Đồng thời trong quá trình thí điểm chuyển đổi và xây dựng Đà Nẵng Chain, dữ liệu các cơ quan Nhà nước sẽ được triển khai trên hạ tầng đám mây do doanh nghiệp quản lý, nhằm tạo độ tin cậy và bảo mật thông tin.
Bước tiếp theo, Đà Nẵng sẽ chuyển dần các hạ tầng dữ liệu doanh nghiệp đang quản lý lên hạ tầng thành phố và đưa ứng dụng vào lĩnh vực chính quyền số. Cụ thể, đầu tiên Đà Nẵng sẽ đưa công nghệ blockchain vào quản lý văn bản của thành phố.
Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng hi vọng Danang Chain sẽ tiếp tục thay đổi, giúp cho quá trình chuyển đổi số của thành phố có những bước đột phá khi ứng dụng blockchain vào trong chính quyền và tiếp tục mở rộng ứng dụng trong doanh nghiệp.
Đồng thời, ông Nguyễn Quang Thanh cũng muốn Phygital Labs tiếp tục giúp Đà Nẵng xây dựng Danang Chain trong giai đoạn mở rộng để thành phố hình thành nền kinh tế số, xã hội số phát triển để phục vụ cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, một vấn đề mà Đà Nẵng đang gặp khó là hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách đầy đủ ở lĩnh vực blockchain, đặc biệt là tài sản số, đây là một trở ngại lớn.
Theo ông Huy Nguyễn, Tổng Giám đốc Phygital Labs, việc Đà Nẵng đầu tư nền tảng Danang Chain sẽ phục vụ cho phát triển thành phố thông minh, tài chính số và nền tảng cho Chính phủ điện tử của thành phố. Đây là yếu tố tiên quyết đầu tiên cần phải thực hiện.
Bên cạnh đó, khi Đà Nẵng sở hữu nền tảng riêng cho mình sẽ giảm chi phí vận hành xuống rất thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng được nền tảng mà không phải đi tới những cái "Chain" khác trên toàn quốc tế.
Vật lý số giải quyết 'nỗi đau' của sản phẩm văn hoáVật lý số hay định danh vạn vật trên thế giới số sẽ giải quyết 'nỗi đau' của các sản phẩm văn hoá.相关文章
随便看看