【freiburg đấu với wolfsburg】Chương trình doanh nghiệp ưu tiên: Doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích
Doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích trong quá trình làm thủ tục hải quan khi trở thành doanh nghiệp ưu tiên. Ảnh: Bình Hà |
Tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm
Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (DNUT) bắt đầu áp dụng triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2011, được đưa vào Luật Hải quan để triển khai chính thức từ năm 2014.
Tính đến nay, trên cả nước có tất cả 74 DNUT, trong đó có 25 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, 14 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đài Loan, Ý, Đan Mạch, liên doanh Việt - Nga...
Sau 12 năm triển khai, các lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi tham gia chương trình DNUT đã thể hiện được khá rõ nét.
Trước tiên là rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, từ đó giảm chi phí về thủ tục hành chính, giảm chi phí nhân sự, bao gồm giảm số lượng nhân viên và thời gian làm việc: chi phí về thủ tục, hồ sơ, chứng từ, tài liệu phải nộp cho cơ quan hải quan; chi phí về đơn giản, giảm thủ tục hải quan; giảm chi phí về việc miễn kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và giảm các chi phí khác (lưu cont, soi cont hàng tại cảng). Theo báo cáo của các doanh nghiệp, sau khi được công nhận, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thủ tục hành chính, phí lưu kho bãi. Trung bình từ 1-5 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, các DNUT luôn giao hàng đúng lịch cho khách hàng như đã thông báo. Trong khi trước đây, đôi khi phát sinh việc kiểm hóa lô hàng dẫn đến kế hoạch sản xuất bị lùi lại gây ảnh hưởng tới kế hoạch giao hàng. Một số DNUT có chỉ số cam kết giao hàng đúng hẹn đã tăng từ 85% (trước khi là DNUT) lên đến 98% (sau khi là DNUT).
Đặc biệt, lợi ích lớn nhất chính là tăng cường uy tín và vị thế đối với đối tác nước ngoài do Chương trình DNUT đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia và nhiều đối tác nước ngoài đều biết về Chương trình này. Việc được cơ quan hải quan công nhận là DNUT là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp không phải là DNUT khác trong cùng một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Một số lợi ích khác có thể kể đến như tiết kiệm được khoản lãi vay ngân hàng để nộp thuế, chủ động được nguồn vốn kinh doanh do được thông quan trước, nộp thuế sau; tăng cơ hội phát triển kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng nước ngoài...
Dành nguồn lực quản lý khu vực rủi ro cao hơn
Ông Nguyễn Sỹ Hoàng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra hải quan sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, việc áp dụng Chương trình DNUT không những không ảnh hưởng tới số thu ngân sách mà ngược lại, càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào chương trình thì việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp càng tốt hơn. Từ đó giúp cơ quan hải quan dành nguồn lực nhiều hơn để kiểm tra, giám sát đối với các DN, hàng hóa có rủi ro cao hơn. Từ đó chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan luôn chú trọng công tác quản lý DNUT trên toàn quốc. Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số công văn hướng dẫn, chấn chỉnh các DNUT trên toàn quốc nhằm đánh giá đầy đủ, thực chất về DNUT trong quá trình hoạt động. Từ đó có thể đánh giá, áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các DNUT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Định kỳ hàng năm, căn cứ việc quản lý DNUT và thu thập thông tin từ các cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) thực hiện phân tích, phân loại DNUT để đề xuất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp đối với doanh nghiệp phải gia hạn chế độ ưu tiên năm 2023.
Trong định hướng đặt ra tại Chiến lược Phát triển hải quan đến năm 2030, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về DNUT trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới. Hiện, tất cả các nước trong ASEAN đều đã triển khai Chương trình DNUT với các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào tình hình của từng quốc gia.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Chương trình DNUT với các nước thành viên ASEAN. Thông qua việc công nhận lẫn nhau, các DNUT sẽ được hưởng lợi từ tăng lợi ích kinh tế do giảm tỷ lệ kiểm tra, giảm thời gian thông quan và chi phí liên quan (chi phí lưu kho bãi, chi phí nhân công…); đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, nâng cao lợi thế cạnh tranh; tăng cường an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa giữa các quốc gia ký kết.
Nâng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp Theo ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, hiện nay May 10 đang là 1 trong những doanh nghiệp ưu tiên (DNUT) tại Việt Nam và đã được cơ quan hải quan công nhận gần 8 năm. Để duy trì thường xuyên và có tên trong danh sách các DNUT tại Việt Nam thì May 10 phải đáp ứng các yêu cầu như chấp hành tốt các quy định pháp luật; liên tục đổi mới cải tiến hoạt động kinh doanh; áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại, kiểm soát nội bộ. Là DNUT, uy tín thương hiệu của May 10 được nâng lên, không chỉ với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, mà cả với cả các khách hàng mà chúng tôi đang xuất khẩu vào các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản. Ngoài ra, với những ưu tiên về thủ tục, thời gian thông quan, thời gian lưu kho, chi phí đều giảm. Từ đó, doanh nghiệp chủ động được kế hoạch sản xuất tốt hơn rất nhiều./. |