“Sức nóng”
Những ngày cuối tháng 10,nóngtỷ số giải vô địch hà lan Tập đoàn Aeon của Nhật Bản đã chính thức mở cửa Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên- tọa lạc trên mặt bằng 9,6 ha đất với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 110.000m2, với tổng vốn đầu tư lên tới trên 200 triệu USD. Dù khai trương vào ngày trong tuần và cách xa trung tâm thành phố nhưng “sự kiện” vẫn thu hút được gần 160.000 lượt khách hàng. Nhiều người tham gia buổi khai trương này cho rằng, không gian thoáng đãng, rộng rãi, hàng hóa đa dạng, nhân viên phục vụ nhiệt tình, cởi mở… không chỉ là những ưu điểm của Aeon Mall Long Biên mà còn là lợi thế của các “đại gia” bán lẻ nước ngoài. Điều này phần nào lý giải được tâm lý “háo hức” của người dân Hà thành khi trung tâm thương mại này đi vào hoạt động, mặc dù Hà Nội hiện không thiếu trung tâm thương mại.
Không chỉ hoành tráng ở Hà Nội, Trung tâm mua sắm Aeon Bình Tân (quận Bình Tân, TP. HCM) nhiều khả năng sẽ được khai trương sớm hơn kế hoạch ban đầu là tháng 7-2016. Trung tâm này có tổng vốn đầu tư đăng ký 128,5 triệu USD với diện tích xây dựng là 4,6 ha. Không những vậy, Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon cũng đã đầu tư vốn vào 2 trong số các nhà bán lẻ lớn của Việt Nam nhằm mở rộng thị trường kinh doanh. Cụ thể, Tập đoàn Aeon đã mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Hiện nay, siêu thị Fivimart đang có 20 cửa hàng tại Hà Nội, còn Citimart có 27 siêu thị tập trung chủ yếu tại TP. HCM.
Cho đến thời điểm hiện tại, Aeon đã “rót” hơn 500 triệu USD đầu tư vào Việt Nam. Động thái trên đủ để thấy “sức nóng” của thị trường bán lẻ Việt Nam như thế nào, nhất là khi thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho nhà đầu tư nước ngoài đang đến rất gần (cuối năm 2015). Các nhà đầu tư nước ngoài đều nắm bắt được thông tin thị trường bán lẻ Việt Nam càng trở nên hấp dẫn khi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do đã và sắp có hiệu lực, đặc biệt với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trước Aeon, nhiều đại gia ngoại đến từ Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc cũng đã đẩy nhanh quá trình “thôn tính” thị trường bán lẻ Việt Nam bằng nhiều hình thức như đầu tư mới, mua lại cổ phần của nhiều DN bán lẻ trong nước với những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Lotte mart, E-mart... Chưa kể đến, tập đoàn bán lẻ AuchanSuper (Pháp) cũng có kế hoạch mở 17 siêu thị trong năm 2016 với tổng vốn đầu tư từ 35-40 triệu Euro; tập đoàn Seven & I Holdings của Nhật Bản sẽ mở cửa hàng tiện lợi 7- Eleven đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017.
“Cuộc chiến” không cân sức
Xu hướng “đại gia” nước ngoài đầu tư mạnh vào thị trường bán lẻ giúp người tiêu dùng tiếp cận với kênh phân phối hiện đại, tiếp cận được những hàng hóa tốt. Nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào cuối năm 2015, hàng hóa sẽ tự do luân chuyển trong nội khối cũng là điều kiện để người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa với giá cả cạnh tranh hơn. Như vậy, sự xuất hiện của những trung tâm thương mại đã “đánh trúng” vào thị hiếu của người tiêu dùng theo hướng thay đổi thói quen mua sắm.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tương quan lực lượng giữa DN bán lẻ nội và DN nước ngoài thì thấy ngay rằng, đây là “cuộc chiến” không cân sức. Cho đến thời điểm này, dù chỉ có 90/700 điểm bán lẻ hiện đại trên cả nước nhưng doanh số của các nhà bán lẻ nước ngoài lại cao hơn tới 30% so với các nhà bán lẻ trong nước. Chưa hết, thực tế mà ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái dẫn ra cũng đủ để thấy cuộc đua đang nghiêng về đại gia ngoại. Ông Đoàn cho biết, nếu so sánh hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam là Saigon Co.op có tổng vốn khoảng 1.000 tỷ đồng, tương đương 50 triệu USD, đem so sánh với lợi nhuận 1 quý của Walmart là 5 tỷ USD thì thấy sự chênh lệch này quá lớn, không còn gọi là cạnh tranh nữa. Còn theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, vẫn có DN nội vươn lên Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai…, và không ít DN làm ăn “ngắc ngoải”. “Có những DN nói với tôi rằng, họ làm ăn mà không biết... ngày mai ra sao”, ông Phú nói.
Không chỉ yếu vốn mà DN trong nước còn thua trên mọi phương diện như quản trị, thương hiệu, sự chuyên nghiệp... Ông Phú cho hay, vốn liếng một DN lớn nhất như Saigon Coop cũng chỉ 1.000 tỷ đồng, các DN khác chỉ trăm tỷ đồng, mua cũng không được, bán không xong, nếu chỉ bán hàng ký gửi thì “chết”. “DN không chủ động, có gì bán nấy, thậm chí đưa cả hàng ứ đọng thì không thể cạnh tranh với DN ngoại”, vị Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội nhận định. Ngoài ra, ngay cả một vấn đề tưởng chừng nhỏ nhưng cũng khiến cho DN nội “thua đau”, đó là nguồn nhân lực. Ví dụ, một quầy hàng 100m2 DN ngoại chỉ cần 4 nhân viên nhưng DN Việt có đến 6 nhân viên. Nhân lực ngành bán lẻ chỉ 5% được đào tạo còn lại 95% là đào tạo ngoại thương, ngoại ngữ, mỏ địa chất vào làm thương mại.
Thêm vào đó, những “barie ngáng đường” đã ngăn cản DN Việt Nam cạnh tranh. Ông Phú nêu lên dẫn chứng: “Một DN chia sẻ với tôi rằng, có mảnh đất ở
TP. HCM nhưng 3 năm chưa tiếp cận được, nhưng chỉ tháng sau DN nước ngoài “vào luôn”. DN muốn lập siêu thị tiền thuê đất mấy chục triệu tháng nhưng tiền giao đất để thành sổ đỏ thì phải mất hàng trăm tỷ đồng. DN không có tiền để cạnh tranh!”.
Ví DN bán lẻ Việt Nam giống như “những chiếc thuyền nan nhỏ”, ông Phú cho rằng, thị trường bán lẻ “nước đã đến cổ”, DN cần phải tập hợp lại nếu muốn “đấu” với DN nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cần xây dựng được những “đầu tàu” tức là DN cả về quy mô lẫn nguồn vốn để dẫn dắt thị trường, nếu không sẽ đuối sức trong cuộc đua hội nhập.
顶: 35踩: 9
【tỷ số giải vô địch hà lan】Thị trường bán lẻ phả sức “nóng”
人参与 | 时间:2025-01-10 20:17:21
相关文章
- Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- Giải khát với nước tăng lực Number 1, một người tại Hưng Yên trúng 100 triệu đồng
- Thời tiết ngày 18/8: Bắc Bộ giảm mưa, nhiệt độ tăng, se lạnh về đêm
- Châu Bùi, Quỳnh Anh Shyn tái hiện bộ cánh kinh điển của Kendall, Kylie Jenner
- ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- Hệ thống Co.op Food khai trương hai cửa hàng tại TP. Thủ Đức và tỉnh Phú Yên
- Tổng Công ty Sông Đà bán hết 588.000 cổ phần thủy điện Nậm Mức
- Thành lập Hiệp hội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Việt Nam
- Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- Sẽ tăng cường giải pháp thúc đẩy sự minh bạch
评论专区