Anh Nguyễn Yên trao đổi với phóng viên về quá trình nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống thu gom mủ tự động Trước đây,ủtựđộbxh ukraina việc thu hoạch mủ cao su trên sườn dốc là nỗi lo của gia đình bà Lê Thị Lợi, ở thôn Hiếu Phong, xã Bình Tân. Nhưng từ khi được anh Yên giúp lắp đặt hệ thống thu gom mủ cao su tự động, bà Lợi cảm thấy rất nhàn vì không phải xách thùng leo, xuống dốc để trút mủ; không phải lo vệ sinh chén đựng mủ mỗi ngày, đặc biệt là không bị thất thoát mủ như trước. Thời gian thu gom mủ giảm 2/3 mà không lo xảy ra sự cố bị ngã như trước. Sau khoảng 5 năm mày mò nghiên cứu với rất nhiều chi phí mua vật liệu về làm thử nghiệm, hiện anh Yên đã hài lòng với sản phẩm thu gom mủ tự động của mình. Sản phẩm được làm bằng niềm đam mê nghiên cứu, dù anh mới học tới lớp 4. Nguyên liệu là tấm bạt cắt ra và làm thành những đường máng nhỏ, đặt bám theo hàng cao su. Tùy theo độ dốc của địa hình mà anh thiết kế sao cho mủ chảy nhanh, chảy hết lại không bị bụi đất, nước mưa dính vào máng. Theo đó, sau khi cạo, đường dây dẫn mủ từ cây chạy thẳng xuống máng và được dẫn về điểm tập kết cuối cùng. Ở đó có một cái hố để đặt thùng hứng mủ chảy xuống, rất tiện lợi. Anh Yên cũng nghiên cứu để hệ thống đường máng không bị ảnh hưởng khi bánh xe máy cán qua và nông dân không phải mất công vệ sinh máng hằng ngày. Điều đặc biệt, theo tính toán của anh Yên thì chi phí đầu tư chỉ khoảng 13 triệu đồng/ha, bao gồm cả nguyên vật liệu lẫn công lắp ráp, nhưng lại có thời gian sử dụng từ 3-4 năm trở lên. Hệ thống thu gom mủ tự động cho thấy không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức của nông dân, mà còn tiết giảm chi phí đầu tư mua chén hứng mủ, đặc biệt có thể giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động làm thuê theo thời vụ như hiện nay. Thành công với sản phẩm sáng tạo độc đáo hữu ích, anh Yên cho biết, sẵn sàng hỗ trợ, giúp các đơn vị, hộ trồng cao su trong và ngoài tỉnh thực hiện khai thác mủ cao su trên đồi dốc, đảm bảo hiệu quả và an toàn. Lệ Quyên |