【uzbekistan cup】Dòng họ có 4 căn nhà cổ

  发布时间:2025-01-24 23:09:17   作者:玩站小弟   我要评论
Cụ Quách Văn Bôm trong căn nhà cổ hơn trăm năm tuổiNhiều làng quê ở uzbekistan cup。

Cụ Quách Văn Bôm trong căn nhà cổ hơn trăm năm tuổi

Nhiều làng quê ở Bình Định hiện nay còn nhiều ngôi nhà có niên đại đến hàng trăm năm. Chúng được hỏi mua với rất nhiều tiền nhưng chủ nhân không bán. Bởi,ònghọcócănnhàcổuzbekistan cup chúng không đơn thuần là những căn nhà mà còn là nơi đang lưu giữ hơi thở, cuộc sống của ông bà tổ tiên.

Chỉ trong vòng 9 năm (từ năm 1908 - 1917), dòng họ Quách ở làng Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (Tây Sơn, Bình Định) đã xây dựng đến 4 ngôi nhà. Mặc dù trải qua nhiều dâu bể, nhưng hiện chúng vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn.

Làm giàu từ nghề nông

Ông Quách Hội Đồng là tứ tổ của dòng họ Quách (SN 1781) vốn sinh ra trên đất An Thái, xã Nhơn Phúc (TX. An Nhơn, Bình Định) trong một gia đình nổi danh với nghề mua bán. Đến thời ông Đồng thì cái máu buôn bán nhạt dần. Ông chỉ ham học, học cả thiên văn, địa lý, tướng số và mê thú điền viên.

Trong một dịp ngao du sơn thủy, ông Đồng phát hiện vùng quê Thuận Nghĩa đất rộng, người hiền; ông về sang nhượng tiệm buôn, đưa gia đình về Thuận Nghĩa định cư, lập nghiệp.

Nhờ đọc được bộ sách “Đào Công trí phú”, ông Quách Hội Đồng nắm được bí quyết nghề trồng dâu nuôi tằm. Đất bãi bồi ven sông Kôn phù hợp với cây dâu nên đồng dâu nhà họ Quách tốt tươi; và nhờ có nghề nên tằm nhà họ Quách không mấy khi bị hư, kén ít bị tang, bị lép nên ngày càng ăn nên làm ra. Kén bán không hết, phải mở lò ươm tơ; tơ ươm khéo nên làm ăn ngày càng thịnh vượng, năm nào cũng dư tiền để mua ruộng.

“Nghe ông bà kể lại, lúc tứ tổ Quách Hội Đồng mua ruộng, bà con trong vùng ai cũng cười, bởi khi ấy đất đai thường bị nước sông Kôn xâm thực không làm ăn gì được. Thế nhưng ông chỉ cười và nói “để rồi xem sông sẽ bồi thành ruộng”, rồi kiên quyết mua.

Không ngờ lời ông ứng nghiệm, khoảng 10 năm sau, sau trận lụt lớn, sông Kôn chuyển mình vào phía Nam, phù sa bồi lấp lên thôn Thuận Nghĩa có đến vài trăm mẫu đất. Vùng đất bồi này hầu hết nằm trong phần đất của dòng họ Quách. Khi ấy ông lý hương sở tại muốn giành đất nhưng với cái lý lẽ “lúc sông lấy đất của tui làng đâu có bồi thường, giờ sông trả đất cho tôi cớ gì làng đòi lấy” nên ông giữ được đất.

Tuy nhiên, ông cũng cúng cho làng số tiền lớn để lo việc chung. Có người cho rằng do tứ tổ thông thiên văn, giỏi địa lý nên biết sông sẽ đổi hướng nên mua đất đón đầu để được thêm đất”, cụ Quách Văn Bôm (79 tuổi), cháu đời thứ 10 của dòng họ Quách, nhớ lại.

Toàn cảnh nơi căn nhà từ đường chính của dòng họ Quách tọa lạc

Đến thời lục tổ Quách Khanh Đạo là thời cực thịnh của dòng họ Quách, đất đai tại làng Thuận Nghĩa cò bay thẳng cánh đã đành, ngoài ra còn sở hữu nhiều điền thổ tại các địa phương lân cận khác như: Phú Phong, Xuân Hòa, Lai Nghi, Thủ Thiện, Bình Đức và lên cả Vĩnh Thạnh. Thời ấy tại Bình Định có 4 nhà giàu nức tiếng, trong đó ông Quách Khanh Đạo đứng đầu.

Cụ Quách Văn Bôm kể: “Vợ của tứ tổ Quách Hội Đồng là bà Lê Thị Duệ nhờ có công dạy cho dân làng Thuận Nghĩa nghề trồng dâu nuôi tằm nên được người dân địa phương tôn là bà Chúa tằm Tây Vương Mẫu. Sau khi bà chết, dân làng lập miếu thờ bà ngay tại buồng tằm của bà ngày xưa, cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày người dân Tây Sơn cúng bà Chúa tằm”.

Được Nhật hỗ trợ bảo tồn

Đầu thế kỷ 20, dòng họ Quách đã xây dựng 4 trang viên trên đất của làng Thuận Nghĩa, trong đó có 1 trang viên rộng 2 mẫu tây (2 ha), 3 cái còn lại rộng 1 mẫu tây/cái. Tại mỗi trang viên có 1 căn nhà lá mái, 1 căn 5 gian 2 chái làm từ đường của Quách tộc ở Thuận Nghĩa và 3 căn 3 gian 2 chái.

Thế nhưng trận lũ lịch sử xảy ra vào năm Giáp Thìn 1904 đã nhấn chìm 4 căn nhà. Đến năm 1907, dòng họ Quách xây dựng lại kiên cố 4 căn nhà nói trên. Mọi việc xây dựng giao hết cho ông Quách Nghĩa Viễn, người con trai duy nhất còn lại của lục tổ Quách Khanh Đạo.

Ông Viễn không chỉ là người giỏi về tướng số mà còn giỏi về kiến trúc, do đó việc xây dựng 4 căn nhà nói trên diễn ra rất kỹ lưỡng. Cụ Quách Văn Bôm kể thêm: “Cây gỗ mua ở trên núi chuyển về, phu khiêng về nhà ném giữa sân, ông thất tổ Quách Nghĩa Viễn chỉ cần nghe tiếng cây gỗ va chạm dưới đất thôi là đã biết cây tốt xấu. Cây tốt ông để làm trụ ngoài, cây xấu để riêng làm trụ góc nhà”.

Việc xây dựng 4 căn nhà của dòng họ Quách diễn ra trong 9 năm; 3 năm đầu xây dựng căn nhà từ đường chính rộng 5 gian 2 chái; những năm sau, cứ cách 2 năm xây dựng 1 căn, mỗi căn rộng 3 gian 2 chái làm nhà từ đường cho 3 nhánh trong họ tộc.

Cụ Bôm chỉ lá bùa trừ yêu được chạm khắc trên trần hiên nhà

Đến trang viên Quách Tịnh Nương - từ đường chính của dòng họ Quách ở làng Thuận Nghĩa - trong 1 ngày nắng gắt, thế nhưng vừa bước vào nhà đã thấy người mát rượi. Người thừa tự - cụ Quách Văn Bôm nói vui: “Người ta bảo những căn nhà kiểu này là “nhà điều hòa”, bởi mùa nắng ở thì mát, còn mùa mưa ở thì ấm”.

Cụ Bôm diễn giải thêm: “Cả 4 căn nhà từ đường của dọng họ Quách đều được dựng hình chữ “Môn”, dãy giữa quay về hướng Nam để thờ ông bà, tổ tiên được gọi là “Tôn sở kính” dài 14 m, rộng 7 m; hai cột giữa bằng gỗ quý, to, bóng loáng; các đầu gỗ trong Tôn sở kính đều được chạm khắc tinh vi; dãy nhà này có phần nối dài về hướng Đông để làm nơi sinh hoạt của gia đình, phía Bắc là nhà ăn, nhà bếp.

Dãy phía Tây là nhà khách, dùng để tiếp khách đến chơi ở lại nhà vài ba bữa. Dãy phía Đông một phần làm buồng ngủ, một phần làm kho chứa lúa. Khoảng sân rộng được bao bọc bởi 3 dãy nhà nói trên được lát gạch bát tràng. Tổng diện tích căn nhà khoảng 500 m2 nằm trên khuôn viên rộng 2 mẫu tây có hàng rào cây xanh bao quanh và có “nhà ngõ” ngay cổng chính dẫn vào sân.

Cả 3 căn nhà làm sau được gọi là Quách Thúc đường, Quách Phổ đường và Quách Trọng đường cũng được xây dựng cùng kiểu nhưng chỉ có 3 gian thờ và 2 chái. Cũng không có dãy nhà Đông và Tây như nhà từ đường chính”.

Cũng theo cụ Bôm, do đã tồn tại hơn 100 năm nên cây gỗ có tốt mấy cũng xuống cấp nên vào năm 1943 đã phải trùng tu lại. Chẳng bao lâu sau, căn nhà từ đường chính bị “ăn đạn” của Pháp nên hư hỏng khá nhiều.

“Trong chiến tranh chống Pháp, những ngôi nhà lớn thường là nơi cư ngụ của bộ đội, cũng là nơi quân kháng chiến thành lập kho tàng, do đó vào năm 1947 căn nhà này bị máy bay Pháp bỏ bom. May quá, quả bom không rơi vào nhà, sau đó thì bị máy bay tiếp tục oanh tạc nên hư hỏng nhiều chỗ, tấm biển sơn son thếp vàng ghi 3 chữ “Quách từ đường” bằng chữ Hán cũng trúng đạn, bị lủng một lỗ to”, cụ Bôm kể.

Trên trần mái hiên cũng được làm bằng gỗ ở ngay giữa căn nhà, chúng tôi thấy có khắc 1 lá bùa, cụ Bôm giải thích: “Thất tổ Quách Nghĩa Viễn vốn giỏi tướng số nên khắc lá bùa này để gìn giữ bình yên cho dòng tộc. Cả 4 căn nhà của dòng họ Quách do ông xây dựng, nhà nào cũng có khắc một lá bùa như vậy. Tuy nhiên, trên mỗi lá bùa đều khác nhau một nét ở phía cuối”.

"Đã có nhiều phái đoàn, trong đó có phái đoàn Nhật Bản đến Thuận Nghĩa để khảo sát 4 căn nhà của dòng họ Quách. Trong 4 căn, họ chọn căn nhà làm sau cùng là Quách Trọng đường, hoàn tất vào năm 1917 đưa vào danh sách hỗ trợ bảo tồn vì còn giữ khá nguyên bản nét xưa”, cụ Quách Văn Bôm cho biết.

Theo Báo nông nghiệp

相关文章

最新评论