Ngày 22/5,ânbổhơntỷđồngchochươngtrìnhmụctiêuquốtỷ lệ kèo vip Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Phân bổ hơn 34.000 tỷ đồng trong năm 2022Theo đó, UBTVQH đã phân bổ 92.057,861 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 CTMTQG. Trong đó, CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 47.057,861 tỷ đồng; CTMTQG giảm nghèo bền vững là 18.000 tỷ đồng; CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 27.000 tỷ đồng. Đối với số 7.942,139 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương chưa đủ điều kiện phân bổ, UBTVQH yêu cầu Chính phủ khẩn trương rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, phương án phân bổ báo cáo UBTVQH trước ngày 1/9/2022 để xem xét, quyết định. Riêng năm 2022, UBTVQH phân bổ 34.049 tỷ đồng ngân sách trung ương (bao gồm: 24.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 10.049 tỷ đồng vốn sự nghiệp), cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 14.429 tỷ đồng (bao gồm: 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 5.429 tỷ đồng vốn sự nghiệp); Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 8.620 tỷ đồng (bao gồm: 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 2.620 tỷ đồng vốn sự nghiệp); Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 11.000 tỷ đồng (bao gồm: 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 2.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Mức phân bổ chi tiết được nêu trong phụ lục kèm theo nghị quyết. Về tổ chức thực hiện, UBTVQH giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, dự toán ngân sách trung ương năm 2022 và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của UBTVQH và quy định pháp luật có liên quan trước ngày 1/7/2022; khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
Đánh giá rõ nguyên nhân chậm triển khai các chương trình mục tiêu quốc giaTrước đây, Quốc hội đã quyết nghị về mức bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 là 100.000 tỷ đồng. Tại phiên họp ngày 13/5 vừa qua của UBTVQH, Chính phủ đề nghị phân bổ 95.000 tỷ đồng, chưa phân bổ 5.000 tỷ đồng đối với một số nhiệm vụ, đề án, chương trình chuyên đề chưa được phê duyệt. Với 5.000 tỷ đồng này, Chính phủ kiến nghị UBTVQH giao Chính phủ quyết định phân bổ chi tiết. Song Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, thẩm quyền phân bổ dự toán ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do tình hình dịch bệnh và tính chất cấp bách của 3 CTMTQG, Quốc hội đã ủy quyền giao UBTVQH xem xét, quyết định. Vì vậy, đề nghị Chính phủ hoàn thiện cơ sở pháp lý để sớm trình UBTVQH xem xét, quyết định. Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hiện nay các thủ tục để giải ngân CTMTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa đảm bảo trong khi còn hơn 3 năm nữa cần phải giải ngân số tiền rất lớn. Do vậy, đề nghị tại Kỳ họp Quốc hội thứ 3 tới, Chính phủ cần có báo cáo nêu rõ đánh giá, giải trình nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, chậm ở đâu, chậm bộ ngành nào, địa phương nào. Đánh giá việc triển khai thực hiện CTMTQG cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất chậm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần có lộ trình, kế hoạch từng năm và cả giai đoạn 2021-2025, có kiểm điểm, quy trách nhiệm. Đồng thời Chính phủ cần có bảng phân công, tổ chức triển khai thực hiện cho rõ để báo cáo Quốc hội vào Kỳ họp thứ 3 tới, nhìn nhận lại những hạn chế, thiếu sót trong những năm qua và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới hiệu quả hơn. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, 3 CTMTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đến nay, cả 3 chương trình đều khởi động rất chậm. Nghị quyết của Quốc hội về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã ban hành cách đây 2 năm, còn 2 CTMTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ban hành cách đây hơn 1 năm. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan, sự chậm trễ đó ở đâu và thuộc trách nhiệm của ai./. |