TheạothuậnlợichuyểnđổisốchodoanhnghiệpSMEstronglĩnhvựclogisticsvàvậntảket qua bong da m7o thống kê của OECD, 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa đã sử dụng công nghệ số trong quá trình giãn cách xã hội, phong tỏa, gián đoạn hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Từ đó, logistics và giao thông vận tải là phần không thể tách rời của chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ quá trình vận chuyển liên tục của hàng hóa sản phẩm. Do tác động của Covid-19, quá trình chuyển đổi số lĩnh vực logistics và giao thông vận tải trở nên rất quan trọng để nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Thông tin tại hội thảo APEC về tạo thuận lợi chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong lĩnh vực logistics và vận tải sau đại dịch Covid-19 do Bộ Công Thương phối hợp với Ban thư ký APEC tổ chức mới đây, bà Phạm Quỳnh Mai - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trong những thập kỷ vừa qua, APEC đã có nhiều nỗ lực cố gặp thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các sáng kiến để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và người dân, giải quyết những vấn đề mới nổi.
Trong đó, việc hỗ trợ kết nối, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hội nhập, chuyển đổi số là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Nghị sự của APEC. "Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được tập trung, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển"- bà Phạm Quỳnh Mai thông tin. Thông qua việc quan sát quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành logistics và vận tải, các chuyên gia cho biết, giai đoạn 2019-2022, chuyển đổi số, số hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã diễn ra trước đại dịch Covid-19 khi thương mại điện tử phát triển. Quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đây là xu thế không thế đảo ngược. Trong thời gian đó, nhiều doanh nghiệp vận tải, logistics đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho riêng mình, điều này được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất trong hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Thông tin về xu hướng chuyển đổi số trong vận tải và logistics, bà Cao Cẩm Linh - Ban công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hiệp hội Logistics Việt Nam, Tư vấn trưởng cao cấp Công ty tư vấn và dịch vụ Viettel - cho biết: Đã có khoảng 50-60% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp. "Thực tế hiện nay, nhận thức của doanh nghiệp về chuyển đổi số số ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, mức độ ứng dụng công nghệ và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng đột biến khi đại dịch Covid-19 bùng phát và giảm mạnh trong thời kỳ hậu Covid-19, dù vậy, đây vẫn là một con số lớn so với thời điểm trước khi dịch bệnh" - Bà Cao Cẩm Linh cho hay. Các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng mức độ ứng dụng công nghệ cũng có sự cải thiện rõ rệt so với thời điểm trước dịch. Các doanh nghiệp đã có sự quen thuộc nhất định đối với việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của công ty của mình. Dẫn kết quả khảo sát từ Ban nghiên cứu Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) năm 2023 cho thấy, có 81% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số rất quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh. Đánh giá về kết quả này, bà Cao Cẩm Linh nhận định, đây là một tín hiệu tích cực trên con đường chuyển đổi số toàn diện của ngành logistics Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp logistics đã ý thức rõ ràng việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo khảo sát này, 56% CEO khẳng định chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Bên cạnh đó, theo khảo sát của S&P global 2023, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp dịch vụ vận tải giảm sự chậm trễ (50% doanh nghiệp dịch vụ vận tải hàng không, đường thủy và đường sắt); giảm chi phí nhiên liệu (với xe tải và xe chở bưu kiện là 69%). Dù vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với rào cản thách thức về tiềm lực tài chính doanh nghiệp còn yếu. Mặc dù doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số nhưng phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn về nguồn vốn để chuyển đổi số. Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng, khi số hóa ngày càng gia tăng, yếu tố con người vẫn là một phần không thể thiếu của ngành và việc đầu tư vào đào tạo phát triển nhân viên sẽ rất quan trọng để đảm bảo lực lượng lao động được trang bị các kỹ năng cần thiết sử dụng và quản lý hiệu quả các công nghệ này. Những nhu cầu thực tế sẽ đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của cả tiến bộ công nghệ và lực lượng lao động có khả năng thích ứng để đưa doanh nghiệp phát triển.
|