Chưa có dấu hiệu rủi ro về ổn định kinh tế so với các giai đoạn trước đây | |
Phó Thủ tướng chỉ đạo nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế | |
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA | |
Thủ tướng yêu cầu cấp bách phòng cháy,ủtướngchỉranhiềubấtcậpcầnkhắcphụctrongthángcuốinăsố liệu thống kê về heidenheim gặp dortmund chữa cháy rừng |
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Quang Hiếu |
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại những kết quả đạt được về kinh tế trong nửa đầu năm. Thủ tướng nhấn mạnh tới những kết quả đã đạt được trong hoạt động đối ngoại, thu ngân sách nhà nước,… đời sống nhân dân mọi vùng miền đều tốt hơn.
Tuy nhiên, dù có nhiều kết quả tốt, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, tư lệnh ngành, lãnh đạo địa phương trong cuộc họp cần đề cập nhiều hơn đến những khó khăn, yếu kém mà từng bộ, ngành, địa phương đang phải đối mặt. Để từ đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ cùng bàn để tìm ra đối sách giải quyết nhanh, hiệu quả; kiên quyết không để vướng mắc kéo dài, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động.
Chính vì thế, Thủ tướng đã nêu rõ một số vấn đề bất cập cần được thảo luận như tình hình dịch tả lợn, nguy cơ hạn hán, cháy rừng….; giá các mặt hàng nông thủy sản giảm, giá tôm giảm 15%, cá tra giảm 5%; việc triển khai các nhiệm vụ chống “thẻ vàng” của EC tại một số địa phương chưa nghiêm; thị trường bất động sản nhiều thành phố lớn bị chững lại; nhiều dự án hạ tầng, giao thông chậm tiến độ ảnh hưởng tới tình hình phát triển xã hội, gây nguy cơ thiếu điện; đầu tư công nhìn chung còn chậm, giải ngân vốn ODA thấp đáng báo động….
Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, dù Việt Nam và EU đã ký thỏa thuận về EVFTA, nhưng vấn đề là làm sao để triển khai hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, DN, tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải làm như thế nào để đáp ứng hội nhập quốc tế sâu rộng.
“Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và ứng phó của chúng ta; các cấp, ngành cần lưu ý, không để tình hình ảnh hưởng đến quan hệ của một số nước có sản lượng thương mại lớn với nước ta”, Thủ tướng nêu rõ.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã thẳng thắn nêu lên một số vấn đề còn tồn tại như: cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa có bước tiến thực chất; tình trạng bê trễ, lòng vòng trong giải quyết công việc của cán bộ công viên chức; tình hình văn hóa – xã hội còn nhiều bất cập như: bạo lực học đường, lạm dụng trẻ em, tai nạn giao thông, nhiều vụ án ma túy lớn, nhiều vụ đánh bạc quy mô lớn…
“Vai trò của các bộ trưởng, các tư lệnh ngành là rất quan trọng. Các đồng chí có trách nhiệm cao nhất thì hãy phát huy trách nhiệm của mình để lắng nghe, tiếp thu các phản ánh”, Thủ tướng yêu cầu.
Từ những vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các bộ, ngành, địa phương cần tìm ra những giải pháp khắc phục trong 6 tháng cuối năm; tiếp tục phát huy tinh thần bứt phá, phát triển toàn diện. “Không ai bàn lùi mà phải bàn tiến để thực hiện các mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nói.
Vì thế, Thủ tướng yêu cầu, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, các bộ, ngành, địa phương phải có những ứng phó kịp thời, không chủ quan, phân cấp mạnh mẽ hơn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 01, 02 và Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cho sản xuất kinh doanh năm 2019.
Bộ trưởng cũng đánh giá các bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện theo các chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tốt; tuy nhiên, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương thực hiện chưa nghiêm, chưa đủ, còn chậm trễ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, về công tác quản lý kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, công tác này trong 6 tháng năm 2019 chưa có chuyển biến đáng kể. Nghị quyết 02 nhấn mạnh trước tháng 6/2019, các bộ ngành rà soát cắt giảm 50% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, nhưng nhiệm vụ này vẫn còn chậm, chủ yếu chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan, chưa cắt giảm. Đáng chú ý, một số lĩnh vực, mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc quản lý của Bộ Công Thương còn gây khó khăn, dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Tiếp đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng báo cáo tóm tắt công tác chỉ đạo 6 tháng đầu năm, Chính phủ điện tử, kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng qua…