【tỷ số cremonese】Áp giá trần cho sữa: Bảo đảm quyền lợi của 10 triệu trẻ em Việt Nam
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:34:20 评论数:
Bộ trưởng cũng cho biết, ngoài 25 sản phẩm trong danh mục đã công bố, khi DN có thay đổi về mẫu mã, hàm lượng, tên gọi của sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đăng ký giá. Khi DN đăng ký, cơ quan quản lý giá có quyền kiểm tra chi phí, đồng thời phổi hợp thẩm định chất lượng sữa để tính toán mức giá trần phù hợp.
Đủ căn cứ để áp giá trần
Một học giả nhận định, trong cơ chế thị trường, việc khống chế giá trần là biện pháp quản lý hành chính, chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, nhưng tại sao Bộ phải áp dụng biện pháp này cho mặt hàng sữa?
Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ: Căn cứ để Bộ áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa là Điều 15, 16, 17 và 18 của Luât Giá. Trong đó đã quy định sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn giá, đồng thời cũng quy định luôn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan quy định áp dụng các biện pháp bình ổn giá (BOG), ở đây là Chính phủ. “Chính phủ thống nhất chủ trương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, sau khi Bộ Tài chính báo cáo tình hình, kết quả thanh tra các doanh nghiệp và kiến nghị các biện pháp cụ thể, Chính phủ đã thống nhất cao và nhất trí ban hành Nghị quyết số 29. Tại Nghị quyết này, Chính phủ đã thống nhất chủ trương BOG sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và các chủ trương cụ thể theo quy định tại khoản 4, khoản 7, điều 17 của Luật Giá.
Căn cứ tiếp theo được Bộ Tài chính áp dụng khi thực hiện các biện pháp BOG sữa, đó là xuất phát từ diễn biến thị trường trong suốt năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, thể hiện trên kết quả thanh tra các DN đã được Bộ công bố. Cụ thể tại kết quả thanh tra này, đã phát hiện ra các yếu tố bất hợp lý về giá cả, về chi phí của sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Bộ Tài chính đã tiến hành thanh tra 5 công ty kinh doanh sữa tại Việt Nam có thị phần lớn, chiếm tới 90% thị phần kinh doanh sữa. Kết quả trong năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, các công ty đều có việc điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và không có trường hợp giảm giá.
Thanh tra Bộ Tài chính đã xử phạt vi phạm hành chính 45 triệu đồng đối với 01 công ty do kê khai thiếu mặt hàng, tiến hành truy thu 4/5 công ty số thuế kê khai thiếu phải nộp với số tiền 10,2 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu 5 công ty sữa này phải tiến hành rà soát, tiết giảm chi phí để đảm bảo giá bán thấp đi và đặc biệt là các chi phí chưa hợp lý hợp lệ và quảng cáo, khuyến mại và tiếp thị với số tiền 368 tỷ đồng.
Qua kết quả thanh tra, Bộ Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ áp dụng các biện pháp BOG theo quy định của pháp luật về quản lý giá.
“Chúng ta quản lý giá sữa đồng ý là theo cơ chế thị trường, nhưng phải đảm bảo có sự quản lý của Nhà nước theo chủ trương chung của chúng ta. Và trong vấn đề này phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng. Đặc biệt, người tiêu dùng ở đây là đối tượng rất nhạy cảm, cụ thể là trẻ em dưới 6 tuổi mà theo thống kê của chúng tôi, hiện nay chúng ta có khoảng 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi”, Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh đó, khi áp dụng các biện pháp này Bộ Tài chính đã có nghiên cứu và thấy rằng, việc áp giá trần hoàn toàn không vi phạm cam kết quốc tế - như WTO, quan trọng là làm sao để không ảnh hưởng đến các quốc gia xuất khẩu sữa vào Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định: “Vấn đề này hoàn toàn không hạn chế chúng ta cạnh tranh. Đồng thời chúng ta cũng đảm bảo cạnh tranh giữa DN trong nước và DN nước ngoài ngang nhau. Đấy là về giá cho nên đây là những căn cứ rất quan trọng để chúng tôi áp dụng các biện pháp BOG giá sữa theo áp dụng giá trần”.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Trả lời câu hỏi vì sao thị trường có hàng trăm nhãn hàng sữa, Bộ Tài chính lại chọn 25 mặt hàng để đưa vào danh mục công bố giá trần? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đây là các sản phẩm chính của 5 DN sữa chiếm 90% thị phần sữa tại Việt Nam. Hơn nữa, 25 sản phẩm trong danh mục hiện cũng chiếm khoảng trên 60% thị phần sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Do đây là lần đầu tiên biện pháp này được áp dụng nên phải tiến hành từng bước. Ngay trong Quyết định áp giá trần Bộ Tài chính cũng đã quy định các sản phẩm còn lại, căn cứ vào danh mục này và phương pháp hướng dẫn giá, DN sẽ đăng ký giá với cơ quan quản lý nhưng không được vượt quá “khung”.
Trước những băn khoăn của người dân về việc chỉ cần thay đổi mẫu mã, hàm lượng chất đạm, chất béo trong công thức sữa có thể làm giá sữa thay đổi, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định, theo quy định tại Quyết định 1079/QĐ-BTC, ngoài 25 sản phẩm trong danh mục đã công bố, khi DN có thay đổi về mẫu mã, hàm lượng, tên gọi của sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đăng ký giá.
Khi DN đăng ký, cơ quan quản lý giá có quyền kiểm tra chi phí. Việc kiểm tra chi phí này được tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Cùng với đó, cơ quan quản lý giá cũng sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thẩm định chất lượng sữa, nhằm đảm bảo phương pháp so sánh và phương pháp chi phí sẽ đưa ra được mức giá trần phù hợp.
Bộ trưởng cũng cho biết, giá trần được công bố áp dụng chung cho cả nước, trên mọi địa bàn. Cho nên DN phải có những bài toán cụ thể, cùng một loại sữa bán ở Hà Nội giá này, có thể bán ở miền núi giá khác nhưng phải nằm trong khung giá trần đã quy định.
Để đảm bảo việc thực thi giá trần nghiêm túc ở khắp các vùng miền trên cả nước, Quyết định của Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu UBND các cấp, đặc biệt là các cơ quan chức năng của địa phương phải vào cuộc phối hợp để giám sát./.
Hoàng Lâm